Mẹ & bé

Cứ đến giờ ăn là trẻ quấy khóc bỏ bú là vì bé đã nhiễm một loại ký sinh khó chịu hay tái phát này

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh khoang miệng bé sơ sinh đúng cách. Con vừa ăn ngon vừa phòng ngừa bệnh nấm ký sinh.

Cứ đến giờ ăn là trẻ quấy khóc bỏ bú là vì bé đã nhiễm một loại ký sinh khó chịu hay tái phát này - Ảnh 1.

1. Mẹ đừng quên vệ sinh khoang miệng cho trẻ nhũ nhi mỗi ngày nhé!

Một khoang miệng sạch sẽ giảm số lượng vi khuẩn phát triển giúp trẻ sơ sinh cảm nhận được hương vị sữa mẹ tốt hơn. Chiếc lưỡi tí hon sạch giúp trẻ phòng ngừa bệnh nhiễm trùng vùng miệng và đánh bay hơi thở chua chua khó chịu. Đôi khi mẹ thấy vùng lợi, nướu, lưỡi của trẻ phủ một lớp màu trắng hoặc vàng kem, 2 bên má ửng đỏ khi loại bỏ những mảng lớp đó thì bé có thể đang nhiễm trùng nấm men candida. Bé thấy khó chịu, khóc hét khi mẹ cố gắng vệ sinh khoang miệng nhưng sẽ sớm quen với việc này.

2. Hướng dẫn cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng bằng nước ấm. Mẹ chuẩn bị gạc rơ lưỡi mua ở hiệu thuốc, nước ấm và một chiếc bát nhỏ. Đầu tiên, mẹ cần rửa tay sạch và đổ nước ấm, hoặc nước muối sinh lý 0,9%. Lưu ý nước nóng sẽ làm bỏng lưỡi gây tổn thương và khó khăn khi ăn nên tốt nhất mẹ dùng nước đun sôi để nguội. Tiếp đó, mẹ quấn ngón trỏ, nhúng đều vào nước và đặt tay lên môi dưới nhằm khuyến khích bé mở miệng.

Cứ đến giờ ăn là trẻ quấy khóc bỏ bú là vì bé đã nhiễm một loại ký sinh khó chịu hay tái phát này - Ảnh 2.
Cứ đến giờ ăn là trẻ quấy khóc bỏ bú là vì bé đã nhiễm một loại ký sinh khó chịu hay tái phát này - Ảnh 3.

Mẹ rơ nhẹ nhàng theo thứ tự từ 2 vùng má tới các vị trí khác trong khoang miệng và vùng lưỡi từ trong ra ngoài để loại bỏ đi các mảng trắng. Trẻ nên được vệ sinh trước lúc bú 10 phút và 2 lần/ngày. Mẹ chú ý không nên để tay sâu vào trong miệng sẽ làm trẻ nôn trớ.

Cứ đến giờ ăn là trẻ quấy khóc bỏ bú là vì bé đã nhiễm một loại ký sinh khó chịu hay tái phát này - Ảnh 4.

Cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi bằng rau ngót, lá hẹ. Thông thường, trẻ ít tiết nước bọt. Niêm mạc lại có độ PH thấp. Hai yếu tố này tạo điều kiện cho nấm candida albicans phát triển trong khoang miệng. Dân gian vẫn thường gọi là tưa miệng, tưa lưỡi, nấm lưỡi, đẹn. Đây là những mảng giả màu trắng, xám, vàng kem xuất hiện trên lưỡi, vòm họng, niêm mạc má rất khó bóc và gây đau rát, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú ở trẻ. Nếu mẹ không kịp thời can thiệp, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng khiến trẻ bị tiêu chảy, viêm phế quản phổi và ho khan. Nhiều mẹ lấy mật ong để điều trị mà không biết nếu chẳng may bào tử clostridium botulinum còn tồn tại có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh của con. Để vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, mẹ có thể ngâm lá rau ngót hoặc lá hẹ không thuốc trừ sâu trong vòng 10 phút với nước muối ấm, rồi đun sôi, nghiền nát lọc lấy nước và thực hiện tương tự như trên. Lưu ý phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên để không gây ngộ dộc, rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Bệnh tưa miệng được điều trị bằng thuốc dạng kem hoặc nước có chứa các hoạt chất chống nấm như miconazole, nystain, mycostatin. Mẹ thực hiện trước khi ăn khoảng 30 phút với liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi những nốt tưa lưỡi hết, mẹ đánh tưa thêm 2 ngày nữa để phòng bào tử nấm vẫn còn. Ngoài ra, người mẹ cũng cần áp dụng biện pháp phòng tránh lây nhiễm niếm từ trẻ bằng cách thoa nystain, clotrimazole lên núm vú hoặc bình ti.

Cứ đến giờ ăn là trẻ quấy khóc bỏ bú là vì bé đã nhiễm một loại ký sinh khó chịu hay tái phát này - Ảnh 5.

Tươi miệng ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh dễ chữa, nhanh khỏi nhưng lại dễ tái phát. Do vậy, mẹ cần vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh đều đặn mỗi ngày để phòng ngừa bệnh lý về miệng ngay từ nhỏ cho con.

Nguồn: Tổng hợp

aFamily

cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh, trong miệng bé có các mảng trẳng, cách chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chữa nấm lưỡi trẻ sơ sinh, chữa đẹn trẻ sơ sin


      © 2021 FAP
        1,311,404       933