Ngoài việc chữa bằng thuốc đặc trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, chế độ dinh dưỡng cho trẻ ho gà vô cùng quan trọng giúp tăng cường đề kháng, rút ngắn thời gian bệnh, giảm lây lan.
I. Thực phẩm kiêng kị khi trẻ mắc ho gà
Thực phẩm ngọt, béo. Từ những năm 1970, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng glucose qua đồ ngọt sẽ giảm khả năng cô lập, phá hủy vi khuẩn của tế bào bạch cầu. Vậy còn những món ăn đậm vị, dầu mỡ thì sao? Theo lý giải của Đông y thì phối sinh nhiệt gây ho. Nếu trẻ mắc ho gà ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bốc hỏa làm triệu chứng thêm nặng. Các loại đồ ăn có chứa hàm lượng chất béo cao như socola, bơ, phô mai, các loại nước nhiều đường, đồ chiên rán không những tạo thêm gánh nặng cho dạ dày lại khiến cơ thể sản sinh nhiều dịch đờm. Bệnh tình cũng vì vậy mà trở nặng.
Thực phẩm lạnh. Trẻ ốm sốt nếu ăn uống nhiều đồ lạnh không những không làm nhiệt độ cơ thể giảm mà còn sốt nặng hơn. Đặc biệt hơn, trẻ nhỏ nhiễm vi khuẩn bordelella pertussis gây bệnh ho gà khiến chức năng đường tiêu hóa, tì vị, phổi bị suy giảm. Đồ ăn lạnh sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, suy giảm chức năng miễn dịch, thậm chi gây tắc khí ở phổi.
Trà, mật ong. Chất ta-nanh có trong trà khiến não ở trạng thái kích thích, tăng huyết áp dẫn tới nhiệt độ tăng thêm và làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt. Thành phần hydro peroxide giúp chống viêm nhiễm nhưng trẻ cảm sốt do mắc ho gà ăn nhiều mật ong lại làm cản trở quá trình diệt vi khuẩn của bạch cầu. Tốt nhất, mẹ pha 1-2 thìa mật ong với nước nóng 35 độ C và cho trẻ uống trước bữa cơm 1 tiêng, hoặc sau bữa 2-3 tiếng để hỗ trợ hấp thụ cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, nếu trẻ trước đó có ăn hành tây, đậu phụ, cá chép, thì là, lá hẹ hoặc bị tiêu chảy, đầy bụng cũng không nên dùng mật ong.
Trứng chứa nhiều protein nên khi trẻ ốm sốt ăn sẽ tạo lượng nhiệt lớn. Nếu không phát tán ra ngoài được sẽ lại càng sốt cao, lâu khỏi.
Muối làm tăng tích tụ dịch nhầy trong cổ họng.
II. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ho gà
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ho gà hàng ngày cần bổ sung đầy đủ vitamin A C, kẽm, sắt, nước và đạm. Các món ăn nấu mềm, dạng lỏng như cháo, súp để dễ tiêu hóa, không gây kích ứng niêm mạc họng nhưng cũng không được quá loãng làm giảm lượng dinh dưỡng cần cung cấp. Trường hợp trẻ lười không chịu ăn, mẹ có thể tăng số bữa lên 8-10 lần/ngày cách nhau 2 tiếng. Ngoài ra, trẻ cần uống nước nhiếu để làm tan dịch đờm.
III. Món ăn chữa ho gà cho trẻ nhỏ
1. Nghệ, sữa, mật ong. Pha ½ thìa bột nghệ, ½ thìa mật ong với 100ml sữa tươi ấm uống 2 lần/ngày. Hợp chất curcumin trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn và có hiệu quả trong điều trị ho gà, thở khò khè.
2. Tỏi, mật ong, dấm táo. Mẹ trộn đều 5 thìa nước với ½ thìa bột tỏi, ½ thìa mật ong (nếu muốn), 1 thìa dấm táo và cho trẻ mắc ho gà uống 2 lần/ngày. Trong Đông y, tỏi có thuộc tính ấm, khử hàn ẩm. Hoạt chất allincin có tác dụng giống như thuốc kháng sinh trị ho và chất s-allyl cysteine hỗ trợ nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể hiệu quả.
3. Gừng chứa hợp chất gingerol giúp long đờm tự nhiên và giảm triệu chứng ho gà. Mẹ hòa 200ml nước ấm với 1 thìa mật ong (không bắt buộc), 1 thìa hạt hồ lô ba, 5cm gừng tươi.
4. Chanh tươi chứa axit citric giúp làm giảm độ dày của chất nhầy, tính kháng khuẩn mạnh mẽ ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vitamin C trong chanh còn làm tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể. Công thức pha chế vô cùng đơn giản. Mẹ hòa 1 muỗng chanh tươi với 100ml nước ấm, thêm 1 thìa mật ong và cho trẻ mắc ho gà uống vài lần trong ngày. Hoặc mẹ có thể lấy 1 nửa trái chanh, thêm muối cho đỡ chua và cho trẻ liếm dần để làm dịu cổ họng bị kích thích vì ho nhiều. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, mẹ có thể bổ sung vitamin C hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để bé hấp thụ được qua sữa mẹ.
5. Cam thảo chứa axit glycyrrhizic thúc đẩy quá trình làm lành các mô bị hư hỏng do ho quá nhiều. Mẹ pha 1 muỗng cà phê rễ cam thảo với 200ml nước nóng và để trong 5-10 phút. Sau đó lọc lấy nước và thêm ½ thìa mật ong để tăng thêm hương vị.
6. Hạnh nhân có chứa chất oxy hóa tự nhiên polyphenol tiêu diệt vi khuẩn bordelella pertussis gây bệnh ho gà. Mẹ chỉ cần ngâm 6-7 quả hạnh nhân qua đêm, sau đó xay với ½ muống bơ và cho trẻ ăn 2-3 lần/ngày.
7. Lá kinh giới (oregano) là một phương thuốc thảo dược an toàn có hiệu quả với những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như ho gà. Loại thảo mộc này có chứa thuộc tính chống co thắt, kháng khuẩn, long đờm và làm dịu cơn ho. Mẹ trộn 10 giọt tinh dầu oregano với 2 muỗng dầu ô liu và chà trước ngực trẻ trước khi ngủ để giảm ho.
8. Súp đậu lăng cho bữa trưa, tối. Mẹ trộn hỗn hợp 1 muỗng dầu thực vật, ¼ muỗng hạt thì là, ¼ muỗng gia vị a ngùy (asafoetida), ½ quả ớt chuông xanh thái lựu, 5 lá rau chân vịt và đảo đều trong 5 phút. Tiếp đến, mẹ đun sôi 200ml nước với ½ chén đậu lăng, ¼ muỗng bột tỏi và đổ hỗn hợp còn lại vào để liu riu lửa trong 10-15 phút. Một bát súp hầm này sẽ đem lại 149kcal năng lượng, 5g chất béo, 7g protein, 19mg carbohydrate và 2000mg sodium.
9. Súp khoai tây. Mẹ hầm ½ cà rốt, 1 củ khoai tây thái lựu, 4 lá rau chân vịt với 500ml nước và xay nhuyễn hỗn hợp. Trẻ mắc ho gà được cung cấp 56kcal năng lượng, 1g protein, 13g carbohydrate và 2000mg sodium.
10. Súp gà bao gồm các thành phần thịt gà (giảm cảm lạnh), 1 muỗng bột tỏi, tinh dầu kinh giới (thực phẩm kháng histamin tự nhiên), 1 chén cà rốt (tăng vitamin A) được đảo chín đều. Mẹ thêm nước và 1 chén yến mạch (tăng cường hệ miến dịch) đun sủi 45 phút. Thêm rau bina thái nhỏ và cho trẻ ăn hàng ngày. Thịt gà chứa rất nhiều protein, kẽm là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trẻ bị mất đi khi bị ho gà. Những chất này tham gia vào hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp trẻ mau phục hồi sức khỏe.
Nguồn: top10homeremedies, livestrong
chế độ ăn uống cho trẻ ho gà, chăm sóc trẻ bị ho gà, ho gà bao lâu thì khỏi, mẹo chữa ho gà cho trẻ, ho gà ở trẻ em, trẻ ho gà có nên ăn thịt gà, cách