Thời gian gần đây thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ nhập viện ồ ạt vì mắc cúm; trong đó có nhiều trường hợp rất nguy kịch.
Thông tin nhận được từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, chỉ trong hai tuần gần đây đã có tới 300 bệnh nhi nhập viện vì mắc bệnh cảm cúm. Trong đó có tới 100 trẻ phải nhập viện để điều trị.
Trả lời trên Emđẹp, ThS. BS Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết “Các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, hạ sốt không giảm, thậm chí có trường hợp bị co giật, viêm mũi, đau họng. Đa số các trẻ này mắc một số chủng cúm nặng hoặc mắc cúm trên nền bệnh khác, có nhiều trẻ hay bị viêm đường hô hấp nên khi mắc cúm sẽ bị nặng, điển hình là viêm phổi”.
Theo các chuyên gia, thời tiết thất thường và khắc nghiệt, lại thêm cơ thể trẻ sức đề kháng yếu, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ nhập viện ồ ạt.
Trong đó nhiều trường hợp bố mẹ nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh thông thường nên điều trị chậm trễ, không đúng cách. Theo các chuyên gia, cảm cúm và cảm lạnh có các triệu chứng khá giống nhau và đều do virus gây ra nên không có thuốc điệu trị đặc hiệu mà chỉ điều trị theo triệu chứng, nâng cao thể lực và sức đề kháng.
Cả cảm lạnh và cảm cúm đều là các căn bệnh dễ mắc phải quanh năm và có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, cảm cúm có thể gây nhiều biến chứng nặng như: viêm hệ thần kinh trung ương, viêm cơ, viêm cơ tim... rất nguy hiểm.
Vì thế, mẹ cần nhận biết đúng tình trạng bệnh của trẻ, nếu con có các dấu hiệu như tiểu ít hơn bình thường, sốt từ 39 độ C trở lên, sốt quá ba ngày, đau tai: quấy khóc, lấy tay đập hay vò tai, cọ tai xuống nệm, ho hơn một tuần, nước mũi đặc, xanh lá cây… thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Video: Phân biệt cảm cúm khác cảm lạnh ra sao, chữa bệnh cho đúng
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm
Với cảm lạnh, dấu hiệu đầu tiên thường nhận thấy là đau họng. Cảm giác đau họng có thể biến mất sau 1 – 2 ngày, sau đó sẽ xuất hiện những biểu hiện khác ở mũi như chảy nước mũi, tắc mũi, ho vào ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh. Trẻ có thể bị sốt nhẹ. Cảm lạnh thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần.
Cảm cúm thường nặng hơn cảm lạnh và có diễn tiến bệnh nhanh. Biểu hiện của bệnh bao gồm: đau họng, sốt, đau đầu, đau nhức và mỏi cơ, ho… Cảm cúm thường gây ra biến chứng dẫn tới viêm phổi ở trẻ em.
Các dấu hiệu phân biệt:
(Tổng hợp)
cảm lạnh, cảm cúm, trẻ em