Nhau thai không còn nhận máu từ tử cung để cung cấp cho thai nhi. Không chỉ vậy, thai nhi bất ngờ chui vào bụng mẹ sau khi tử cung của người mẹ bị vỡ ra.
Gia đình chị Masina Frost năm nay đã có một món quà Giáng sinh tuyệt vời. Với đôi má hồng và nụ cười duyên dáng, Sephina bé nhỏ không hề biết những nguy hiểm mình vừa trải qua cũng như sự hiện diện của em là một phép màu, một điều kì diệu, là sự nỗ lực của cả ekip y bác sĩ.
Bé Sephina cùng bố mẹ. (Ảnh: dailymail)
Anh Adam và chị Masina (sống ở Luân Đôn) năm nay đã 43 tuổi. Họ gặp nhau khi cùng học tại Đại học Harvard và kết hôn sau một thời gian hẹn hò. Cả hai đều tràn trề hy vọng gia đình mình sẽ đông vui, rộn tiếng cười. Họ cố gắng để có con và phát hiện ra rằng chị Masina mắc phải dị tật bẩm sinh khiến tử cung của chị quá nhỏ và ống dẫn trứng không được kết nối đúng cách.
Trải qua 4 lần thụ tinh trong ống nghiệm, chị đã sinh con gái Amelia khỏe mạnh vào tháng 2/2012. Vài năm sau, chị mang thai đứa con thứ 2. Tuy nhiên, khi thai nhi được 7 tháng, chị bất ngờ bị đau dạ dày dữ dội và được đưa đến bệnh viện ở Thụy Sĩ - nơi họ sinh sống khi đó - để cấp cứu. Tử cung của chị đã vỡ, các bác sĩ phải tiến hành mổ khẩn cấp để lấy cậu bé Theo ra khỏi cơ thể chị. Tuy nhiên, Theo đã bị thiếu oxy và não bị tổn thương. Cậu bé đã qua đời khi được 9 tháng tuổi.
Khi nỗi đau mất con dần nguôi ngoai, chị Masina và chồng muốn sinh thêm con. Một người tư vấn đã nói với Masina rằng chỉ vẫn có thể sinh thêm con nhưng có thể là thai kì nguy cơ cao. Và chị vẫn quyết định mang thai.
Lần này, khi đến tuần thứ 31 thai kì, chị bắt đầu cảm thấy không thoải mái và đã đến bệnh viện St Thomas ở Luân Đôn để kiểm tra. Giáo sư Andrew Shennan - một chuyên gia về những trường hợp thai nghén nguy cơ cao - với nhiều năm kinh nghiệm, ông lập tức nhận ra đây là tình huống sống còn. Nhau thai không còn nhận máu từ tử cung để cung cấp cho thai nhi. Không chỉ vậy, Sephina bất ngờ chui vào bụng mẹ sau khi tử cung của người mẹ bị vỡ ra.
Trường hợp mang thai bình thường (trái) và trường hợp của chị Masina (phải). (Ảnh: dailymail)
Giáo sư Shennan phát biểu: “Chúng tôi chỉ có vài giây để đưa cô bé ra ngoài. Chúng tôi gây tê tổng quát thai phụ và từ vết rạch đầu tiên cho đến khi em bé ra đời chỉ mất 30 giây. Đó là ca sinh mổ nhanh nhất mà tôi từng thực hiện. Nếu Masina không gặp tôi vào lúc đó, chúng ta sẽ mất bé Sephina”.
Chị Masina nhớ lại: “Mọi thứ diễn ra thật nhanh chóng. 1 phút Andy chích tôi và tiếp theo, tôi đã ở trên xe để được đẩy xuống phòng mổ. Thật khủng khiếp, đáng kinh ngạc nhưng chúng tôi cảm thấy rất may mắn khi cuối cùng con gái đã chào đời”.
Sau cuộc phẫu thuật dài 30 giây, bé Sephina đã chào đời an toàn. (Ảnh: dailymail)
(Ảnh: dailymail)
Em bé đã hồi phục tốt. (Ảnh: dailymail)
Thứ 4 vừa qua, 1 tháng sau khi ra đời, Sephina đã có thể xuất viện trở về cùng gia đình ở West London. “Đây thực sự là phép màu”, Giáo sư Shennan chia sẻ.
(Nguồn: dailymail)
dị tật bẩm sinh, vỡ tử cung, điều kì diệu, khuyết tật bẩm sinh