Có rất nhiều tình huống không thể ngờ tới cũng như chưa ai từng nói với bạn trong việc sinh nở. Và dưới đây là 10 tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Giai đoạn thai kì đến khi chuyển dạ cơ thể thường có nhiều biến động bất ngờ. Dưới đây là 10 tình huống có thể xảy ra khi sinh nở bạn cần biết để có sự chuẩn bị, xử lý kịp thời.
1. Mỗi người vỡ nước ối một khác
Lượng nước ối cũng khác nhau tùy vào thể trang từng người. Có người vỡ nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ào ào. Một bà mẹ cho biết: “Tôi cảm tưởng như một thùng nước ối 20 lít đang chảy ra vậy. Đến cơn gò lần thứ 5, nước ối càng chảy xối xả”. Một người khác kể lại: “Tôi nhớ mình đã ướt 2 cái quần và vào phòng tắm liên tục 3 lần để thay đồ. Tôi cứ ngỡ mình mắc chứng đi tiểu không kiểm soát”.
Lượng nước ối cũng khác nhau tùy vào thể trang từng người (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đến khi vào phòng sinh vẫn chưa vỡ ối. Lúc này cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
2. Con không chào đời đúng như ngày dự sinh
Theo khảo sát trên tờ Parent, chỉ 5% em bé chào đời vào đúng ngày dự sinh. Thực chất ngày dự sinh cũng chỉ là ước tính. Dù là bạn hay bác sĩ tính toán thì cũng không thể khẳng định chính xác ngày con sẽ chào đời.
Vì vậy các mẹ dù có vô cùng nóng lòng muốn đón chào thiên thần của mình thì cũng nên kiên nhẫn chờ đợi. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất định sẽ đến.
Chuyển dạ muộn hơn so với ngày dự sinh là chuyện thường xảy ra (Ảnh minh họa).
3. Hình dáng đầu của con trông hơi kì lạ khi mới sinh
Đừng vội tá hỏa gọi bác sĩ nếu thấy đầu của con hình dáng hơi lạ, chẳng hạn như hình nón. Điều này là hoàn toàn bình thường. Các bác sĩ giải thích rằng phần xương hộp sọ của trẻ sơ sinh có thể biến dạng nhẹ do bị nén khi sinh qua đường âm đạo. Hình dạng đầu của bé sẽ ổn định trở lại sau vài ngày.
4. Máu chảy không ngừng sau sinh
Một vài ngày sau sinh bạn sẽ bị ra khá nhiều. Tuy nhiên không có gì đáng lo ngại vì trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40 – 50% nên cơ thể đã có trữ lượng máu bù đắp cho những thiếu hụt. Sau vài lần xuất huyết, các triệu chứng sẽ giảm dần và chấm dứt hẳn. Quá trình này diễn ra khoảng 1 đến 2 tuần, cũng có thể kéo dài đến 6 tuần.
5. Linh hoạt trong mọi kế hoạch
Trước khi con chào đời, các mẹ thường suy tính nhiều vấn đề. Sinh thường hay gây mê ngoài màng cứng? Để người thân vào phòng sinh? Tất cả mọi thứ bạn đều đã lên kế hoạch trước, tuy nhiên sẽ phải có những ngoại lệ, thay đổi.
Sinh thường chắc chắm sẽ tốt nhất cho con nhưng trong nhiều tình huống bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh mổ để đảm bảo sự an toàn của bạn và em bé. Việc sinh nở gần như không thể theo đúng kế hoạch, vì vậy hãy chuẩn bị cho mọi tình huống.
6. Buồn nôn hoặc muốn đi vệ sinh khi chuyển dạ
Những điều này là cực kỳ bình thường khi các mẹ bắt đầu chuyển dạ hoặc đang rặn đẻ. Nhiều mẹ sẽ nghĩ thật xấu hổ đúng không? Nhưng sự thật là các y tá và bác sĩ đều nhìn thấy tất cả rồi.
7. Không nên ăn trước khi sinh
Các sản phụ thường được chỉ định không nên ăn trước khi vào phòng sinh. Theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa Shieva Ghofrany thì điều này là cần thiết, đặc biệt trong trường hợp sinh mổ. Bởi khi gây mê toàn thân, việc thức ăn còn trong dạ dày sẽ gây trở ngại cho ca mổ.
8. Cơ thể mệt mỏi
Sinh nở chắc chắn là một việc mệt mỏi. Dù vậy hãy tranh thủ thời gian trước khi sinh để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Bởi lẽ sau khi con chào đời, quỹ thời gian bạn dành cho bản thân càng eo hẹp. Bạn sẽ phải dành thời gian 24/7 để chăm sóc con. Lúc này mới thực sự là một cuộc chiến.
Sinh nở luôn là việc vô cùng đau đớn và mệt mỏi (Ảnh minh họa).
9. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng không phải dễ dàng
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng chọn cách nuôi con bằng sữa mẹ sẽ dễ dàng và tự nhiên. Với kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm sữa, cách nuôi con này cũng mang lại cho họ nhiều đau đớn và không hề thoải mái.
10. Mỗi lần sinh con là môt trải nghiệm khác
Hãy ghi nhớ rằng việc sinh nở dù là lần thứ nhất, thứ hai hay nhiều hơn thì vẫn sẽ có sự khác biệt. Mỗi lần là một thử thách mới với các mẹ, nhưng cũng mang đến những điều thật ngọt ngào theo một cách riêng.
Niềm hạnh phúc khi được ôm các thiên thần nhỏ vào lòng (Ảnh minh họa)
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất để đón chào thiên thần của mình. Các mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia để giải đáp mọi câu hỏi, mối băn khoăn trong thời kì mang thai.
Nguồn: Parent
sinh nở, sinh con, mang thai sau sinh, chuyển dạ