Các trò chơi này đều hướng đến giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, tăng tính sáng tạo, phát triển các kỹ năng xã hội và quan trọng là có thể chơi ngay trong nhà.
1. Máy bay hạ cánh
Vật dụng cần dùng: băng dính giấy và giấy trắng.
Trẻ sẽ thi nhau hạ cánh máy bay đến điểm số cao nhất.
Trò chơi này khá dễ để thiết kế. Trước tiên dán băng dính giấy lên sàn nhà để mô phỏng đường băng cất cánh và hạ cánh của máy bay. Trên đường băn dính các số điểm (10, 20, 30,…) để tính điểm cho mỗi lần hạ cánh của trẻ. Sau đó gấp giấy trắng thành hình máy bay. Cho trẻ đứng ở điểm xuát phát và phi máy bay giấy theo hướng đường băng rồi tính điểm.
2. Săn tìm Lego
Trò chơi này khuyến khích năng lực quan sát sự vật của trẻ.
Vật dụng cần dùng: 4 tờ bìa cứng khác màu và 40 miếng Lego chia đều cho 4 màu tương ứng màu của bìa cứng.
Cách chơi: Cha mẹ giấu tất cả Lego ở các vị trí khác nhau trong căn phòng; đặt 4 tờ bìa cứng trên mặt bàn hoặc dưới sàn nhà và bấm giờ.
4 tờ bìa cứng tương ứng với màu lego để trẻ đặt lego tìm được vào đúng ô màu.
Khi tìm được lego, trẻ cần quay lại nơi đặt bìa cứng và đặt lego vào đúng tờ bìa màu. Tính thời gian trẻ cần để tìm được tất cả lego và giấu lại một lần nữa để khuyến khích trẻ tìm lego trong thời gian ít hơn. Với trẻ có độ tuổi khác nhau cùng tham gia, cha mẹ có thể hạn chế việc trẻ lớn tìm được tất cả lego trong khi trẻ nhỏ không tìm được thứ gì bằng cách giấu các miếng lego có kích thước khác nhau và yêu cầu trẻ tìm đúng lego có kích thước được yêu cầu.
Trò chơi này phát huy khả năng quan sát và nhận biết màu sắc của trẻ.
3. Bài Uno và trò chơi vận động
Cách chơi: Với mỗi quân bài Uno, màu của quân bài sẽ quy định hoạt động trẻ phải thực hiện, và chữ số trên bài thể hiện số lần trẻ phải lặp lại hoạt động đó. Cha mẹ có thể chọn quân bài ngẫu nhiên hoặc sắp xếp theo chủ ý tùy thuộc vào ý định của cha mẹ.
Ví dụ: Màu đỏ - Nhảy lò cò
Màu vàng – Dậm chân mạnh
Màu xanh lá cây – Đi vòng tròn
Màu xanh lam – Đặt khuỷu tay bên này vào đầu gối bên nọ
Như vậy, quân bài số 2 màu vàng có nghĩa là trẻ phải dậm chân mạnh hai lần…
Chữ số và màu sắc trên quân bài Uno quy định hoạt động trẻ phải thực hiện.
4. Ném bóng vào xô
Ném bóng vào xô là trò chơi đặc biệt phù hợp trong ngày hè, mô phỏng một hoạt động có tên Beer Pong (Ném bóng uống bia).
Vật dụng cần dùng: 12 xô đựng nước, một vài quả bóng nhỏ và nước.
Trò chơi đơn giản mô phỏng hoạt động có tên Beer Pong.
Thiết kế trò chơi:
Bước 1: Đặt 6 xô nước thành các hàng 3, 2, 1 xô ở mỗi bên sân;
Bước 2: Bơm nước đầy 1/4-1/2 mỗi xô.
Bước 3: Chia đội và chơi.
Luật chơi như sau: Mỗi đội có số người cân bằng. Vị trí ném bóng là phía sau xô. Tư thế ném bóng có thể tùy chọn. Các thành viên trong đội phải thay phiên nhau ném bóng. Bóng bật vào hoặc rơi trực tiếp vào xô đều được tính điểm. Để tăng tính cạnh tranh, cha mẹ có thể đặt mục tiêu cho trẻ (ví dụ: đội nào được 10 điểm trước sẽ giành chiến thắng).
5. Trả lời câu hỏi viết trên bóng bay
Trò chơi nay thường phù hợp với nhóm từ 2 trẻ trở lên. Luật chơi rất đơn giản: Cha mẹ giúp trẻ viết nhiều câu hỏi lên một quả bóng bay; đánh quả bóng lên cao và ai bắt được sẽ phải trả lời câu hỏi dưới ngón cái của tay trái.
Trò chơi thú vị này giúp trẻ hiểu rõ nhau hơn.
Những câu hỏi có thể sử dụng bao gồm:
Kỳ nghỉ yêu thích là gì? Bạn sẽ làm gì nếu có 15 phút làm người nổi tiếng? Nghề nghiệp đầu tiên là gì? Món ăn không thích nhất là gì? Thích chó hay mèo
6. Bóng trong ô vuông
Trò chơi này giúp tăng cường khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay ở trẻ, đồng thời cải thiện các kỹ năng mềm như hợp tác nhóm, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhóm và thỏa hiệp. Mỗi lượt chơi cần 4 trẻ.
Vật dụng cần thiết: bóng cao su, phấn viết bảng.
Thiết kế trò chơi: Dùng phấn viết bảng vẽ sân chơi bằng cách vẽ một ô vuông lớn được chia thành 4 ô vuông nhỏ bằng nhau. Viết các chữ cái in hoa “A” ở ô vuông góc trên bên trái, “B” ở ô vuông góc trên bên phải, “C” ở góc dưới bên phải và “D” ở góc dưới bên trái.
Trò chơi phổ biến ở các nước phương Tây.
Cách chơi:
Người chơi ở ô A cầm bóng trước. Mỗi ô vuông đều được đánh xếp hạng, với ô A hạng cao nhất và ô D hạng thấp nhất. Nhiệm vụ của người chơi là tiến vào ô A và duy trì ở ô này lâu nhất có thể. Để bắt đầu, người chơi A đập bóng trong ô vuông của mình, sau đó chuyền bóng cho người chơi trong ô khác. Mỗi khi bóng được chuyền đến ô vuông của một người, người đó phải đánh, bắt và chuyền bóng sang một ô khác ngay lập tức bởi bóng chỉ được phép nảy trong ô đó 1 lần. Nếu người chơi bắt được bóng trước khi bóng rơi vào ô mình, người đó phải đập bóng trong ô trước khi chuyền đi. Người chơi nào không hoàn thành nhiệm vụ phải di chuyển đến ô D và người chơi đứng sau di chuyển lên một ô.
7. Nối các điểm bằng tăm
Trò chơi này phù hợp trong các chuyến cắm trại của gia đình.
Vật dụng cần dùng: 1 miếng vải vuông, tăm, hoa dại hoặc đá (2 màu).
Trò chơi đơn giản nhưng khuyến khích khả năng nhận biết hình của trẻ.
Thiết kế trò chơi: Trên miếng vải, tạo các chấm tròn nhỏ cách nhau một khoảng đúng bằng chiều dài 1 cây tăm.
Cách chơi: Mỗi lượt chơi có 2 người. Ở mỗi lượt, mỗi người dùng 1 cây tăm để nối các chấm tròn nhỏ và cố gắng tạo 1 hình vuông hoàn chỉnh. Khi đó, ô vuông đó thuộc về người hoàn thành và được đánh dấu bằng dấu hiệu riêng. Tiếp tục trò chơi đến khi tất cả các ô vuông được tạo thành và đếm dấu hiệu riêng để xác định người chiến thắng.
8. Ném vòng cổ chai
Cha mẹ có thể thiết kế hoạt động này cho trẻ với các vật dụng quen thuộc trong gia đình.
Vật dụng cần dùng: Chai nhựa trong suốt (loại 1 lít), sơn, khung thêu, len sợi, súng bắn keo.
Thiết kế trò chơi:
Đổ sơn màu (3 màu) vào từng chai nhựa; nghiêng chai để sơn bao phủ toàn bộ bên trong chai. Dựng chai thẳng đứng và đợi khô. Khép chặt khung thêu và loại bỏ vòng ngoài của khung. Quấn len sợi xung quanh vòng trong của khung và cố định bằng keo.
Với vài vật dụng đơn giản, cha mẹ có thể giúp trẻ thiết kế trò chơi thú vị này.
Cách chơi: Trẻ phải đứng từ xa và ném khung thêu vào cổ chai sao cho màu nào chai nấy.
9. Cờ người
Điều thú vị của trò chơi này là cha mẹ có thể thêm vào các yếu tố mang tính giáo dục từ dễ đến khó để khuyến khích trẻ vừa chơi vừa học.
Với trò chơi này, trẻ sẽ di chuyển trong các ô theo chỉ dẫn trong ô và trên xúc xắc. Ai đến đích trước là người chiến thắng.
Thiết kế trò chơi:
Vẽ sân chơi bằng phấn thành hình thù ngộ nghĩnh hoặc hình xoắn ốc. Thêm vào các yếu tố thú vị như “mất 1 lượt” hay “+1” và “-1”… Viết vào các câu hỏi để yêu cầu trẻ trả lời nếu muốn qua ô. Tạo xúc xắc “khổng lồ” từ thùng cứng, bìa cứng và băng dính. Với trò chơi này, trẻ sẽ di chuyển trong các ô theo chỉ dẫn trong ô và trên xúc xắc. Ai đến đích trước là người chiến thắng.
Xúc xắc tự làm bằng thùng, bìa cứng và băng dính.
10. Vượt chướng ngại vật
Hoạt động này giúp trẻ phát triển năng lực vận động và phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể, tăng cường cơ bắp, tăng sức bền, cải thiện sự tự tin bởi nó đòi hỏi trẻ phải thực hiện nhiều động tác khác nhau như: nhảy lò cò, chạy, bò, nhảy, đá, đập bóng, giữ thăng bằng,…
Chướng ngại vật có thể là bất kỳ đồ vật nào trong gia đình.
Hoạt động mang tính rèn luyện sức khỏe rất cao.
Nguồn: Buzzfeed
trò chơi cho bé, trò chơi, trò chơi tại nhà, trẻ từ 1-3 tuổi, trẻ từ 3-6 tuổi, bé từ 6 tuổi trở lên