Những xu hướng ăn dặm mới nhất, thịnh hành nhất cho bé nhưng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự an toàn, lành mạnh.
Có rất nhiều quan điểm, cách thức khác nhau liên quan đến việc ăn uống của trẻ. Và dưới đây là 6 xu hướng ăn dặm phổ biến nhất năm nay, theo chia sẻ của chuyên gia ăn kiêng cao cấp Lee Yee Hong, đến từ Bệnh viện Mount Elizabeth Novena (Singapore) và chuyên gia dinh dưỡng cao cấp Yong Wai Chin đến từ Nature’s Farm (Singapore):
Đây là việc làm quen thuộc của thế hệ ông bà nhằm giúp thức ăn bớt nóng hoặc nhuyễn tới một mức nhất định, phù hợp cho bé.
Chuyên gia Lee cho biết, nước bọt chứa vô số vi khuẩn, vì vậy, bé có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nếu bạn hoặc người thân bị ốm hoặc mắc bệnh có thể lây truyền, tránh nhai trước thức ăn cho trẻ bằng mọi giá.
Bạn nên làm gì: Chuyên gia Lee gợi ý muốn làm nguội món ăn, hãy đảo đều nó lên sau khi chế biến. Ngoài ra, hãy đảm bảo nếm và kiểm tra nhiệt độ món ăn bằng một chiếc thìa khác với chiếc bạn dùng để cho bé ăn.
Nhằm bảo vệ con bạn khỏi nguy cơ hóc, nghẹn, chuyên gia Yong khuyên phụ huynh chỉ nên giới thiệu đồ ăn có cấu trúc tương tự canh, súp cho bé từ 6-12 tháng. Loại bỏ bất cứ nguyên liệu có xương hoặc cứng nào như xương gà, lợn hoặc cá cơm. Cũng không được cho bé ăn các loại hạt hoặc những miếng thịt/rau dai hơn. Kích thước miếng thịt hoặc rau thích hợp cho bé là không quá nửa inch (1 inch = 2.54cm).
2. Xu hướng ăn dặm không gluten
Gluten là một dạng protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và một số ngũ cốc khác. Do đó, loại bỏ gluten hoàn toàn khỏi chế độ ăn của bé đồng nghĩa với việc không tiêu thụ nhiều dạng đồ nướng, bánh quy, bánh mỳ hay mỳ Ý.
Bạn nên làm gì: Đừng hạn chế chế độ ăn của bé, trừ phi bé bị dị ứng với gluten hoặc mắc bệnh không dung nạp gluten. Chuyên gia Lee lý giải: "Ngũ cốc toàn phần và thực phẩm có nguồn gốc lúa mỳ thường có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin B, chất chống oxy hoá, sắt, selen và magie cũng như chất xơ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của bé". Chuyên gia Yong nhấn mạnh, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin B có thể dẫn tới táo bón cũng như tình trạng thiếu hụt vitamin.
3. Chế độ ăn chay
Trong chế độ ăn chay hoặc thuần chay, người ta sẽ không ăn thịt, cá, thịt gia cầm và sản phẩm từ sữa. Có 2 loại chế độ chay: Chế độ ăn chay bao gồm sản phẩm từ sữa và 1 chế độ ăn chay bao gồm sản phẩm từ sữa, trứng và rau.
Bạn nên làm gì: Theo chuyên gia Yong: "Chế độ ăn chay có đặc trưng là ít calo, thiếu protein, axit béo thiết yếu, vitamin B12, vitamin D, canxi và kẽm. Trong khi đó nó có thể chứa nhiều chất xơ, khiến dạ dày bé nhanh đầy, gây tổn hại cho quá trình hấp thụ dưỡng chất. Những thiếu hụt này có thể tác động sâu sắc tới sự phát triển và dinh dưỡng của bé.
Túi thực phẩm và các lọ thực phẩm cho bé thực sự tiện lợi khi bạn ra ngoài vào những dịp nghỉ lễ, cuối tuần. Tuy nhiên, những loại đồ ăn mua sẵn này thường chứa nhiều đường. Và nếu nguyên liệu chính là trái cây, người ta vẫn có thể thêm vào đó chút nước ép cô đặc.
Bạn nên làm gì: Chuyên gia Lee cho biết: Khi trẻ lớn lên, nhu cầu dưỡng chất sẽ tăng và chỉ dựa vào những túi đồ ăn nhiều đường sẽ không đủ để đáp ứng. Bạn sẽ cần bổ sung protein và nhu cầu calo cho bé từ những nguồn thực phẩm khác. Chuyên gia Yong thúc giục các cha mẹ nên kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên bao bì túi đồ ăn để đảm bảo lượng đường, muối, chất béo trong đó nằm trong ngưỡng cho phép hàng ngày với bé.
5. Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (BLW)
Phương pháp ăn ặm bé chỉ huy là cho bé ít trái cây, rau tươi dưới dạng những mẩu, miếng được thái nhỏ, được nghiền hoặc được nấu cho chín mềm. Ý tưởng của phương pháp này là giúp bé khám phá, nhặt và chọn bất cứ thực phẩm nào mà bé thích ăn chứ không phải được cho ăn. Qua đó, kỹ năng tự ăn uống của bé sẽ có cơ hội phát huy.
Chuyên gia Lee khuyên rằng, phụ huynh nên giới thiệu trẻ một loại thực phẩm mới, kiên trì lặp đi lặp lại để khuyến khích trẻ thử nó. Hãy nhớ đưa món mới ít nhất 8-15 lần trong nhiều bữa ăn khác nhau.
Còn chuyên gia Yong chỉ ra rằng: "Tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau từ khi còn nhỏ cũng giúp mở rộng khả năng chấp nhận thực phẩm của bé". Do đó, phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy có thể "ngăn ngừa" con bạn trở thành đứa trẻ biếng ăn, kén ăn.
Bạn nên làm gì: Chỉ nên bắt đầu giới thiệu đồ ăn thô cho bé sau 6 tháng tuổi. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới các mốc phát triển khác như khả năng tự ngồi thẳng lưng của bé và cầm nắm những mẩu thực phẩm mà không cần trợ giúp. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn luôn luôn có mặt ở bên để giám sát bữa ăn của con.
6. Ăn dặm trì hoãn
Một số bà mẹ thích cho con bú tới khi bé 1 tuổi hoặc hơn 1 tuổi mà không cho con ăn dặm.
Chuyên gia Yong cảnh báo, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trì hoãn ăn dặm có thể tăng nguy cơ bị mắc bệnh mạn tính cho trẻ như tiểu đường. Thiếu hụt sắt cũng rất phổ biến ở những đứa trẻ ăn dặm muộn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm ở trẻ ăn dặm sau 7 tháng tuổi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể không thích những thực phẩm có kết cấu khác lạ và không muốn thử những loại đồ ăn mới.
Bạn nên làm gì: Tiếp tục cho con bú nhưng nên bắt đầu giới thiệu đồ ăn thô cho bé từ thời điểm 6 tháng tuổi.
Nguồn: Parenting
xu hướng ăn dặm, ăn dặm, trẻ từ 0-1 tuổi, cho bé ăn dặm, phương pháp ăn dặm