Mẹ & bé

Con gái đòi mua cặp sách Peppa Pig, ông bố đã từ chối thẳng thừng và "dạy" các cha mẹ một bài học quý

Thay vì gật đầu đồng ý mua cho con chiếc balo Peppa Pig yêu thích, ông bố đã thẳng thừng từ chối, mặc con mè nheo, khóc lóc. Đằng sau hành động này là cả một bài học thấm thía dành cho các cha mẹ.

Thật không hay ho gì khi làm người xấu, nhưng làm cha mẹ đôi khi lại đòi hỏi điều đó. Ông bố blogger nổi tiếng Clint Edwards đã nhận ra bài học này khi phải chịu đựng cơn mè nheo của cô con gái 3 tuổi vì không cho con mua một chiếc ba lô. Lý do đơn giản là vì cô bé đã có một cái ý như vậy ở nhà rồi.

Clint đã chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình câu chuyện quen thuộc với hầu hết các ông bố bà mẹ khi anh đưa con gái đến một hiệu sách và cô bé nhanh chóng “tia” được một thứ mình muốn mua.

Con gái đòi mua cặp sách Peppa Pig, ông bố đã từ chối thẳng thừng và dạy các cha mẹ một bài học quý - Ảnh 1.

Hình ảnh cô con gái 3 tuổi Aspen đòi chiếc balo trong hiệu sách được bố Clint chia sẻ.

Trong khi đang giúp cô con gái lớn chọn mua sách thì cô con gái nhỏ 3 tuổi của Clint nhìn thấy một cái ba lô hình chú lợn Peppa mà cô bé nhất quyết muốn mua bằng được. Cô bé nhanh chóng ôm khư khư chiếc ba lô trước ngực, đung đưa người từ trái rồi qua phải trong khi miệng luôn liến thoắng gọi “Peppa”. Đó chính là bộ mặt mà mọi đứa trẻ sinh ra đều đã có để có thể thuyết phục bố mẹ.

Không may thay, đó chính là cái ba lô mà cô bé đã có một cái ở nhà nên bố Clint đã phải nói không ngay lập tức: “Tôi giải thích cho con rằng con đã có một cái y hệt ở nhà rồi nhưng tất nhiên đối với một đứa trẻ 3 tuổi thì không có lý do nào ở đây cả. Thỉnh thoảng thì những lý do có thể có hiệu quả nhưng lúc đó, tôi có cảm giác như mình đang giải thích với một chú cá vàng vậy.” Clint đã cố gắng thuyết phục cô bé rời khỏi hiệu sách và họ sẽ cùng nhau đi bơi nhưng cô bé Aspen đã không để mọi chuyện diễn ra dễ dàng như vậy.

Con gái đòi mua cặp sách Peppa Pig, ông bố đã từ chối thẳng thừng và dạy các cha mẹ một bài học quý - Ảnh 2.

Ông bố blogger nổi tiếng Clint Edwards và cô con gái Aspen.

Clint chia sẻ: “Tôi phải đối mặt với 2 quyết định khác nhau với tư cách là một người cha. Tôi có thể mua cho con chiếc ba lô mà con đã có ở nhà, một điều thật phi lý nhưng lại có thể ngăn ngừa cơn mè nheo gào khóc của con. Hoặc tôi có thể lấy lại chiếc ba lô từ tay con bé, rời khỏi hiệu sách và đối mặt với cơn mè nheo từ con.”

Và Clint đã chọn làm điều mà một ông bố nên làm dù biết điều gì sẽ xảy ra. Anh giành lại cái ba lô từ tay con và đưa con ra khỏi hiệu sách trong khi chịu đựng cơn mè nheo cấp độ 5 của cô con gái: “Tôi đưa con bé vào xe và làm cho con bình tĩnh trở lại. Sau khi mọi chuyện đã xong, tôi nhìn con đang ngồi ở ghế sau và tự hỏi liệu mình đã làm đúng.”

Con gái đòi mua cặp sách Peppa Pig, ông bố đã từ chối thẳng thừng và dạy các cha mẹ một bài học quý - Ảnh 3.

Đôi khi trở thành một phụ huynh tốt cũng có nghĩa là phải làm một người xấu và có thể làm con buồn (Ảnh minh họa)..

Những lần như vậy hẳn đã không còn xa lạ gì với những ông bố bà mẹ có con nhỏ. Nhưng hãy nhớ rằng không có gì sai khi nói “Không” với con cả, điều đó có thể khiến con không vui lúc đó, nhưng sau này con sẽ nhận ra việc đó có ích đối với con như thế nào. Clint cũng đã nói: “Hôm đó tôi đã củng cố thêm một ranh giới. Tôi đã nói ‘Không’. Để có thể làm được điều đó, tôi đã làm náo loạn một hiệu sách và tôi hơi xấu hổ. Nhưng bây giờ nhìn lại, tôi biết rằng những gì tôi làm là điều tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của Aspen.”

Hầu hết những gì chúng ta làm đều dựa trên một niềm tin vô hình nào đó, tin rằng mình đang làm điều đúng đắn cho con nhưng không dám chắc được vào ngay thời điểm đó. Tình huống này là minh chứng cụ thể cho khó khăn đó. Cô bé Aspen không biết được vì sao mình lại không được mua cái ba lô đó, và có thể cô bé đã rất ghét bố vì không cho mình mua cái mình thích. Nhưng đôi khi trở thành một phụ huynh tốt cũng có nghĩa là phải làm một người xấu. Nhưng bạn sẵn sàng làm người xấu vì những điều tốt nhất cho con, đó mới là điều tuyệt vời.

Các gia đình ngày nay sinh ít con hơn, vì thế cả bố mẹ, ông bà đều tập trung tình yêu, sự quan tâm, tiền của... vào những đứa trẻ nhiều hơn. Họ muốn thỏa mãn mọi nhu cầu, mong muốn của con. Vì vậy, nói không với con chẳng những ít xảy ra mà con khiến bố mẹ cảm thấy tội lỗi.

Một khảo sát đã đúc kết được rằng cha mẹ nuôi dạy con thành công ở những nước như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Mỹ hay dân tộc Do Thái, dù khác nhau về các phương pháp nuôi dạy con nhưng họ đều gặp nhau ở một điểm chung đó là "nhất định phải học cách có thể nói không với con". Đây là từ mạnh mẽ để dạy cho các con biết chúng không phải là "ông chủ" trong ngôi nhà. Cha mẹ hiện đại có xu hướng trao cho con quyền tự do nhiều hơn, dạy con độc lập từ sớm nhưng vẫn có những giới hạn nhất định con cần phải biết và tuân thủ.

Nguồn: Mommy

aFamily

dạy con, quy tắc dạy con, từ chối con, nói với con, trẻ từ 1-3 tuổi, trẻ từ 3-6 tuổi, bé từ 6 tuổi trở lên


      © 2021 FAP
        1,331,434       122