Cùng xem những đứa trẻ hạnh phúc được cha mẹ nuôi dạy theo những cách nào nhé.
Bất cứ phương pháp nuôi con nào cũng đều có chung mục đích, đó là tạo cho con điều kiện tốt nhất để con trưởng thành, thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống. Sau đây là 11 bí quyết của các ông bố bà mẹ để nuôi dạy con thành những đứa trẻ hạnh phúc, vui vẻ mà bất cứ cha mẹ nào cũng không thể bỏ qua.
Những ông bố bà mẹ thời hiện đại thường khá bận rộn với công việc, mỗi khi trở về nhà là đã quá mệt mỏi, cách duy nhất để không bị con làm phiền đó là bật tivi cho chúng xem. Nhưng thực tế có rất nhiều hoạt động mà cả bố mẹ và các con đều thấy thích và có thể cùng tham gia. Bé sẽ quên những món đồ cha mẹ đã mua cho, nhưng sẽ không bao giờ quên khoảng thời gian được chơi cùng bố mẹ và cách bố mẹ quan tâm đến bé.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh nếu bé được cha mẹ quan tâm và dành thật nhiều thời gian bên cạnh sẽ có khả năng xây dựng các mối quan hệ thân thiết và có cuộc sống hạnh phúc hơn khi trưởng thành.
Các nhà khoa học kết luận nếu bé thường xuyên được quây quần bên mâm cơm gia đình, cùng bố mẹ dùng bữa sẽ hạn chế tỷ lệ trẻ mắc trầm cảm và suy nghĩ tự sát ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Trẻ cũng sẽ có một suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống so với những trẻ không thường xuyên ăn cơm cùng gia đình.
Bữa cơm gia đình chính là cơ hội tốt để gắn kết tình cảm cha mẹ và con cái. Nhưng nhớ, đến giờ ăn cơm hãy tắt tivi để không làm trẻ bị phân tâm, xao lãng bữa ăn.
Việc dạy bé cách quan tâm đến mọi xung quanh là điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy những trẻ biết quan tâm, giúp đỡ người khác thường sẽ sống bao dung, độ lượng hơn. Bé sẽ cảm thấy hạnh phúc với những việc mình làm,cơ thể luôn thấy khoan khoái, khỏe khoắn hơn.
Có 1 thực tế đó là nếu cha mẹ kiểm soát con quá chặt, bé có xu hướng không muốn gần gũi và bày tỏ cảm xúc với cha mẹ nữa. Thay vào đó, cha mẹ hãy tin tưởng con, cho con quyền quyết định những việc trong giới hạn, bắt đầu từ những việc nhỏ như cho bé tự chọn đồ để mặc hoặc món bé thích ăn gì trong bữa sáng. Bé sẽ dần trở nên độc lập và hiểu được nhu cầu thực sự của bản thân. Nếu bé có ý định chia sẻ rắc rối với cha mẹ thì hãy lắng nghe điều bé muốn nói, vấn đề bé đang gặp phải và giúp bé định hướng cách giải quyết, có thể đưa ra lựa chọn để bé tự quyết định.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania và Đại học Duke (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu trên 700 trẻ em cho đến khi chúng 25 tuổi. Kết quả chỉ ra trẻ học giao tiếp nhiều từ khi còn học mẫu giáo và có kĩ năng học nhóm, làm việc nhóm có tỉ lệ đỗ đại học và tìm được việc làm tốt hơn nhóm trẻ không có kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Nhóm trẻ này có xu hướng mắc các tệ nạn xã hội và thường xuyên uống rượu hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tâm trạng của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên khác trong gia đình. Theo đó nếu cha mẹ giữ tâm trạng vui vẻ, không khí gia đình đầm ấm thì con cái cũng được thừa hưởng sự vui vẻ đó và ngược lại.
Đánh con không bao giờ được khuyến khích để dạy dỗ 1 đứa trẻ, lại càng không thể làm thay đổi hành vi của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên tìm cách hiệu quả hơn để dạy con. Trẻ thường bị cha mẹ phạt bằng đòn roi có xu hướng nói dối nhiều hơn, thậm chí sa ngã vào các tệ nạn. Ngược lại, trẻ được cha mẹ dùng biện pháp kỉ luật tích cực sẽ ít có nguy cơ bị trầm cảm, trẻ sẽ kiểm soát cảm xúc và có trí nhớ tốt hơn.
Để con đạt được thành công, cha mẹ không phán xét hành vi của trẻ. Cũng giống người lớn, trẻ có thể mắc lỗi và cần được cha mẹ giúp đỡ để nhận ra vấn đề. Nếu chỉ dừng ở việc phán xét con thì không thể giúp trẻ hạnh phúc, mà cần khuyến khích, động viên con cố gắng hơn. Đặc biệt, cha mẹ cần nói rõ với con thành công không tự nhiên mà có, cũng không chỉ dựa vào tài năng bẩm sinh mà luôn cần sự cố gắng của bản thân trong mọi tình huống.
Không phải ai được sinh ra cũng có khả năng tự kiểm soát cảm xúc của mình. Bé cần được cha mẹ giúp đỡ để hạn chế cảm xúc tiêu cực như tức giận, ghen tị và những cảm xúc tiêu cực khác. Dạy con biết cách bày tỏ cảm xúc và vượt qua những cảm xúc tiêu cực cũng giúp bé giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn. Ví dụ đơn giản, cha mẹ có thể hướng dẫn con vượt qua tâm trạng tồi tệ bằng cách dừng lại vài giây, hít một hơi thật sâu bằng mũi, thở ra qua miệng, và đếm đến 5.
Nếu cha mẹ quan tâm và thể hiện sự tôn trọng với con thì con cũng sẽ học được cách quan tâm và tôn trọng người khác. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, trẻ sẽ muốn gắn bó và thân thiện hơn với mọi người, trẻ cũng nhận biết tính chất sự việc và tính cách con người dễ dàng hơn. Cha mẹ hãy dành thêm thời gian bên con như đọc sách cho con trước khi đi ngủ, nói chuyện với con và lắng nghe con bất cứ khi nào con muốn chia sẻ vấn đề. Tạo ra mối quan hệ tốt với con của mình cũng là bí quyết giúp nuôi dạy con thành đứa trẻ vui vẻ, hạnh phúc.
Để con cái tôn trọng và tin tưởng cha mẹ thì cha mẹ phải luôn là tấm gương cho con noi theo. Việc sẵn sàng nhận sai và thiện chí sửa lỗi sẽ giúp trẻ đặt niềm tin ở cha mẹ của mình. Cha mẹ cần trung thực, tôn trọng và đối xử công bằng với con. Tất nhiên, mọi thứ có thể không hoàn hảo như mong đợi nhưng sự cố gắng của cả cha mẹ và con cái sẽ là yếu tố quan trọng giúp con hình thành nhân cách và trở thành những cô bé, cậu bé hành phúc, luôn vui vẻ trong cuộc sống.
Nguồn: Brightside
làm cha mẹ tích cực, nuôi dạy con hạnh phúc, đứa trẻ hạnh phúc, trẻ từ 0-1 tuổi, trẻ từ 1-3 tuổi, trẻ từ 3-6 tuổi, bé từ 6 tuổi trở lên