Mẹ & bé

Con gào khóc, ăn vạ không "thuốc chữa", chuyên gia mách cho mẹ một chiêu thần kỳ

Chắc hẳn nhiều cha mẹ đang rất đau đầu và bất lực bởi con mình có thói quen xấu là hay quấy khóc ăn vạ khi không có được thứ mình muốn.

Trên nhiều diễn đàn mạng, các mẹ có chia sẻ một số phương pháp để trị con ăn vạ, trong đó có cả nịnh nọt, roi vọt hoặc lơ đi rồi nhốt con vào phòng kín. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người mẹ đang “bó tay” vì dùng qua mọi cách rồi con vẫn không thay đổi, thậm chí mức độ của hành vi ngày càng nghiêm trọng hơn, khiến mẹ rất căng thẳng và bất lực.

Con gào khóc, ăn vạ không thuốc chữa, chuyên gia hiến kế cho mẹ một chiêu thần kỳ - Ảnh 1.

Bé Bang Bang lăn ra ăn vạ ở bất cứ đâu, ngay cả giữa chợ.

Gần đây, trang ETNews có đăng tải một đoạn clip chuyên gia hướng dẫn mẹ trị con hay ăn vạ được các bà mẹ chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Bé trai Bang Bang trong clip mới 3 tuổi, sống cùng một bà mẹ đơn thân ở Trung Quốc. Bang Bang có tính cực kỳ xấu là mỗi khi không vui hay không vừa ý chuyện gì là nằm lăn ra đất gào khóc ăn vạ, làm nhiều cách tự gây thương tích cho bản thân và thậm chí còn đánh cả mẹ.

Chuyên gia gợi ý cách "trị" trẻ ăn vạ.

Người mẹ trong clip chọn cách im lặng, để con làm ồn 1 lúc rồi mới đến dỗ dành hoặc cho con thứ mà bé muốn để con nín. Cách xử lý như thế này của người mẹ khiến bà Liêu Huệ Như - hiệu trưởng trường mầm non Tống Khánh Linh (Tứ Xuyên, Trung Quốc), chuyên gia cao cấp về giáo dục trẻ em của đài truyền hình An Huy - không đồng tình.

Chuyên gia phân tích rằng, trẻ lăn lộn trên sàn ăn vạ là vì muốn được người lớn chú ý đến đồng thời để có được thứ mà mình đang đòi. Nếu như người mẹ không dám đối diện với con khi bé quấy khóc mà chỉ tìm cách tránh mặt đi, rồi sau đó lại thỏa hiệp với con sẽ làm vấn đề của bé ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Con gào khóc, ăn vạ không thuốc chữa, chuyên gia hiến kế cho mẹ một chiêu thần kỳ - Ảnh 3.

Mẹ dễ dàng thỏa hiệp sẽ khiến con cho rằng hành vi ăn vạ của mình là đúng (Ảnh minh họa)

Do đó, chuyên gia Liêu Huệ Như đã tặng cho mẹ của Bang Bang 1 "tấm thảm tức giận" để phạt bé ngồi trên đó mỗi khi ăn vạ, thời gian phạt ngồi phù thuộc vào độ tuổi của bé. Mấu chốt của phương thức này không nằm ở tấm thảm mà nằm ở sự kiên định của mẹ.

Đầu tiên mẹ phải cảnh cáo bé về lỗi sai của bản thân, nếu bé chưa nhận thức được mình sai mới phạt ngồi thảm tức giận. Trong thời gian phạt, bé có thể làm ồn, phá phách… nhưng mẹ bắt buộc phải kiên định, không mềm lòng cũng không tức giận, cứ thản nhiên quan sát con không được trao đổi ánh mắt, như thế bé sẽ điều chỉnh được hành vi của mình. Hết thời gian phạt, mẹ sẽ đến và giải thích cho con nguyên nhân mà bé bị phạt, yêu cầu con đối mặt và xin lỗi mẹ. Ban đầu có thể khó khăn nhưng sau một vài lần, bé sẽ có sự thay đổi tích cực.

Như trường hợp bé Bang Bang trên, những trận ăn vạ, khóc lóc của bé tưởng như đã "hết thuốc chữa". Tuy nhiên, nhờ chuyên gia Liêu Huệ Như ra tay, cuối cùng, bé đã chịu xin lỗi mẹ.

Con gào khóc, ăn vạ không thuốc chữa, chuyên gia hiến kế cho mẹ một chiêu thần kỳ - Ảnh 4.

Cha mẹ muốn sửa thói xấu của con cần phải kiên nhẫn mới thành công (Ảnh minh họa).

Chuyên gia Liêu Huệ Như nhấn mạnh, cha mẹ muốn sửa được tính xấu của con nhất định phải kiên nhẫn mới thành công, nếu quá nóng giận hoặc từ bỏ, bé sẽ không bao giờ thay đổi được hành vi của mình.

Con gào khóc, ăn vạ không thuốc chữa, chuyên gia hiến kế cho mẹ một chiêu thần kỳ - Ảnh 5.

Các chuyên gia cũng luôn nhắc nhở cha mẹ phải bình tĩnh khi đối diện với lỗi sai của con (Ảnh minh họa).

Phương pháp dạy con bằng "chiếc thảm tức giận trên" đã thu hút rất nhiều lượt xem và tạo nên một cuộc thảo luận quy mô lớn giữa các bậc cha mẹ. Có nhiều người để lại bình luận như:

“Mẹ quá nuông chiều mới biến con thành thế này!”.

“Nhìn thấy đứa trẻ này khiến tôi nhớ đến con mình lúc lên 2 tuổi, bé cũng ăn vạ ở ngay ngoài công viên, tôi đứng đợi đúng 20 phút, con khóc xong biết tôi không thỏa hiệp nên nín, sau này cũng không thế nữa. Cho nên, thái độ của cha mẹ sẽ quyết định hành vi của con.”

“Roi vọt chỉ ngăn chặn được hành vi trước mắt của trẻ chứ không có tác dụng giáo dục bé kiểm soát cảm xúc. Phương thức giáo dục của chuyên gia cũng là nhắc nhở phụ huynh phải bình tĩnh vì mình còn không kiểm soát được bản thân nên dùng bạo lực thì con cũng sẽ có tư tưởng dùng bạo lực.”

Thực ra, cách xử lý cơn ăn vạ bằng "tấm thảm tức giận" của chuyên gia Liêu Huệ Như chính là một phiên bản khác của phương pháp "chiếc ghế hư" mà chuyên gia Jo Frost của chương trình truyền hình thực tế Supernanny (Anh) đã từng gợi ý các bố mẹ. Trong cả hai phương pháp này thì tấm thảm hay chiếc ghế thực chất đều không có vai trò "dạy dỗ" trẻ mà đó chỉ là hình thức để bố mẹ vận dụng khi dạy con. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, dù là hình thức kỷ luật nào, bố mẹ cũng luôn phải kiên định, nhất quán thì kỷ luật mới có hiệu quả.

Workshop"Ngày thứ 8 của mẹ"là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).

Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.

Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tạihttp://waf.afamily.vnđể có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!

Con gào khóc, ăn vạ không thuốc chữa, chuyên gia hiến kế cho mẹ một chiêu thần kỳ - Ảnh 7.
aFamily

trẻ từ 1-3 tuổi, ăn vạ, con hư, dạy con


      © 2021 FAP
        1,332,542       544