Gần đây, trang Bright Side đã liệt kê 8 loại đồ chơi mà cha mẹ nên cẩn trọng khi cho con sử dụng đồng thời chia sẻ những lời khuyên về đồ chơi an toàn cho con trẻ.
Trẻ em phát triển và học hỏi được nhiều kiến thức nhờ hoạt đông “chơi”, tuy nhiên có một số đồ chơi trẻ em lại mang đến nguy hiểm nhiều hơn là sự bổ ích.
Gần đây, trang Bright Side đã liệt kê 8 loại đồ chơi mà cha mẹ nên cẩn trọng khi cho con sử dụng đồng thời chia sẻ những lời khuyên về cách lựa chọn đồ chơi an toàn cho con trẻ.
Con quay bằng tay (fidget spinner)
Một phần của con quay sẽ bị rơi ra khi đang quay và có thể gây thương tích. Cũng có những trường hợp trẻ nuốt phải 1 phần của nó. Bên cạnh đó, đây thực sự là loại đồ chơi khiến trẻ bị mất tập trung, dẫn đến những khó khăn trong học tập. Tại một vài tiểu bang của Mỹ, việc sử dụng fidget spinner trong trường học hoàn toàn bị cấm.
Lời khuyên: Thay thế món đồ chơi này bằng một công cụ rèn luyện ngón tay khác sẽ không chỉ giúp trẻ có việc để làm mà còn phát triển kỹ năng vận động tốt.
Đồ chơi có cánh quạt
Máy bay, trực thăng hay những món đồ chơi tương tự có cánh quạt khác thích hợp hơn với độ tuổi thanh thiếu niên, còn trẻ nhỏ không tự sử dụng được chúng đúng cách nên có khả năng sẽ bị thương tổn do cánh quạt chém vào ngón tay.
Lời khuyên: lựa chọn những món đồ có cánh quạt làm bằng nhựa dẻo, các cạnh trơn, nhẵn không có răng cưa.
Bộ dụng cụ bác sĩ
Chắc chắn mỗi đứa trẻ đều muốn “thực hành” trò chơi này với người thân và bạn bè của mình, tuy nhiên bộ dụng cụ này có nhiều chi tiết dễ dàng bị kẹt trong mũi hay đường hô hấp của trẻ. Bên cạnh đó, loại đồ chơi này còn làm trẻ tò mò, hứng thú với kim tiêm, kéo và thuốc.
Lời khuyên: Tốt nhất nên sử dụng các bộ đồ dùng không có những chi tiết nhỏ, ống tiêm hay những dụng cụ để “khám” mũi, miệng.
Phao tập bơi không thực sự đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở dưới nước vì cơ thể bé dễ bị trượt xuống hoặc lật úp mặt xuống nước. Hơn nữa, những sản phẩm này có chứa các chất độc hại như: isophorone, phenol và hexanone gây kích ứng da kéo dài hoặc 1 số vấn đề khác. Trong đó isophorone và phenol chứa chất gây ung thư.
Lời khuyên: Kích thước của phao bơi nên được điều chỉnh vừa vặn nhất với cơ thể trẻ, sử dụng phao dưới sự chỉ dẫn của người lớn và không mang trên người quá 30 phút.
Đồ chơi có pin
Những viên pin tròn dẹt trông giống hình dáng của kẹo nên con bạn sẽ muốn nếm thử vị của chúng. Kích thước và hình dáng của chúng còn khiến trẻ em dễ nuốt vào và khi ấy, chất lithium bên trong pin có khả năng gây ra bỏng, ngộ độc.
Lời khuyên: Pin trong những món đồ chơi cần được đóng kín bằng những miếng nhựa và đinh vít chắc chắn.
Trẻ em thường bỏ qua khoảng cách và những biện pháp an toàn khi sử dụng súng đồ chơi. Và hậu quả là, súng đồ chơi với bất kỳ loại đạn nào, kể cả bằng nước hay khí đều là nguyên nhân gây ra những thương tổn trên mặt, đặc biệt là chấn thương mắt.
Lời khuyên: Hãy mua loại súng đồ chơi có kèm kính bảo vệ hoặc mua riêng kính bảo vệ cho bé khi chơi.
Bộ lắp ghép nam châm
Loại đồ chơi này được dán nhãn cho trẻ trên 3 tuổi nhưng trên thực tế nó chỉ phù hợp với độ tuổi trên 14. Trong khi cố gắng dùng răng để tách những viên bi nam châm này ra, không ít bé sẽ vô tình nuối phải một, thậm chí một vài viên bi vào bụng. Sau đó, những viên bi nam châm này sẽ liên kết mạnh với nhau và làm mỏng thành ruột.
Lời khuyên: Món đồ chơi có nam châm phải được bọc bằng nhựa cứng thì sẽ an toàn hơn.
Bóng bay
Một trái bóng bay có thể nổ “bùm” trong khi chúng ta đang bơm/thổi hoặc đang chơi. Điều này khiến trẻ bị giật mình, sợ hãi và có khả năng gây tổn thương thính giác. Trong lúc bóng vỡ, trẻ có thể sẽ vô tình hít phải vụn bóng và bị ngạt thở. Đó là lý do tại sao những trò chơi liên quan đến bóng bay trong các sự kiện thường được khuyến cáo cho trẻ trên 8 tuổi.
Lời khuyên: Không nên mua những loại bóng có bề mặt nhàu nát hoặc có mùi quá nặng. Nếu bạn nắm chặt 1 quả bóng bay kém chất lượng trong lòng bàn tay, nó sẽ phát ra tiếng sột soạt như tờ giấy và mất nhiều thời gian để trở về trạng thái ban đầu.
Cách chọn đồ chơi an toàn
Đây là vấn đề đã từng được tham khảo từ nhiều tổ chức uy tín trên Thế giới. Tổ chức phi chính phủ có tên “Thế giới chống lại đồ chơi gây hại” hàng năm đều cập nhật danh sách 10 món đồ chơi nguy hiểm nhất. Ngoài ra, Liên minh an toàn trẻ em Châu Âu (ECSA) còn đưa ra nhiều đề xuất hữu ích về đồ chơi an toàn cho trẻ em.
Theo đó, các bậc cha mẹ nên tuân thủ những quy tắc sau khi mua đồ chơi cho con:
- Kích thước: Các món đồ chơi phải có chiều dài từ 6cm và rộng từ 3cm trở lên. Nếu đồ chơi hình tròn, đường kính phải lớn hơn 5cm.
- Màu sắc: Tránh các đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là màu vàng sáng.
- Hình dạng và chất liệu: Đồ chơi không được có cạnh sắc, lỗ hổng lớn và khoảng trống – nơi khiến ngón tay trẻ bị kẹt. Tốt nhất nên chọn đồ chơi bằng vải hoặc bằng gỗ mà không sơn/phun màu.
Workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).
Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.
Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tại http://waf.afamily.vn để có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!
Nguồn: BrightSide
đồ chơi an toàn, an toàn cho bé, an toàn cho trẻ, mua đồ chơi cho con, trẻ từ 1-3 tuổi, trẻ từ 3-6 tuổi