Mẹ & bé

Mẹ Ấn chẳng bao giờ phạt hay quát mắng con nhưng trẻ vẫn ngoan và nghe lời

Người Ấn Độ có quan điểm rằng quát mắng và hình phạt không phải là một biện pháp hiệu quả trong việc dạy con.

Nhiều cha mẹ cho rằng mắng mỏ hay dùng đòn roi thì trẻ mới nghe lời và ngoan ngoãn. Tuy nhiên, ở đất nước Ấn Độ, các bậc phụ huynh lại không lựa chọn cách trừng phạt trẻ, thậm chí với cả những đứa trẻ bướng bỉnh và ngỗ ngược nhất. Vì họ quan điểm, la hét không phải là một biện pháp hiệu quả trong việc dạy con. Bố mẹ Ấn Độ có những bí quyết riêng để dạy con ngoan ngoãn, nghe lời mà không phải quát mắng, đòn roi.

Dùng tình yêu thương

Ngay từ nhỏ, trẻ em Ấn Độ đã được dạy phải đối xử tử tế với tất cả mọi người. Trong khi sự kiên nhẫn là điều quan trọng và được coi là chuẩn mực đánh giá đạo đức thì việc thể hiện thái độ bực tức là điều không được bố mẹ Ấn Độ khuyến khích.

Mẹ Ấn chẳng bao giờ phạt hay quát mắng con nhưng trẻ vẫn ngoan và nghe lời - Ảnh 1.

Thay vì quát mắng hay phạt con, bố mẹ Ấn Độ dùng tình yêu thương để uốn nắn con (Ảnh minh họa).

Hạn chế thông tin

Bố mẹ Ấn Độ thường chỉ cho con xem các chương trình ti vi về nghệ thuật và giáo dục. Phương pháp này rất quan trọng trong thời đại ngày nay, khi mà internet và truyền hình quá phổ biến với trẻ nhỏ và có tác động tiêu cực, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ.

Quy tắc trên bàn ăn

Người Ấn Độ đặc biệt coi trọng phép lịch sự trong ăn uống nên ngay từ nhỏ bọn trẻ đã được dạy về cách cư xử phù hợp. Một đứa trẻ 2 tuổi chơi đùa với thức ăn trên bàn ăn có thể được bỏ qua nhưng điều này là không thể chấp nhận với một đứa trẻ 10 tuổi.

Mẹ Ấn chẳng bao giờ phạt hay quát mắng con nhưng trẻ vẫn ngoan và nghe lời - Ảnh 2.

Ngay từ nhỏ, trẻ em Ấn Độ đã được cha mẹ dạy về cách ứng xử trên bàn ăn (Ảnh minh họa).

Làm gương cho trẻ

Người Ấn Độ có quan điểm thói quen của người thân trong gia đình sẽ hình thành tính cách của trẻ trong tương lai. Vì vậy, những người lớn không bao giờ thuyết giảng bé phải làm việc này hay việc kia mà thông qua hành động của mình để làm gương cho bọn trẻ.

Gắn kết tình cảm gia đình

Các chuyên gia Ấn Độ khuyên bố mẹ nên ngủ chung cùng con cái vì như vậy sẽ giúp bố mẹ và con cái gần gũi hơn, đồng thời sẽ rèn luyện tâm lý vững vàng cho trẻ. Nếu trẻ gặp điều gì đó bất ổn, lo lắng mà được mẹ ôm ngay lập tức thì sẽ là một liệu pháp tâm lý tốt cho con.

Đánh thức khả năng tiềm ẩn

Giáo dục ở trường học coi trọng tình yêu thương và sự bao dung. Trẻ sẽ được dạy cách để bày tỏ quan điểm cá nhân và bảo vệ chính kiến. Trẻ được tập yoga, rèn luyện trí nhớ và học cách cười… thông qua những giờ học thú vị như vậy, bé sẽ được đánh thức những khả năng tiềm ẩn.

Mẹ Ấn chẳng bao giờ phạt hay quát mắng con nhưng trẻ vẫn ngoan và nghe lời - Ảnh 3.

Học sinh Ấn Độ được tham gia vào những lớp học yoga, rèn luyện trí nhớ... (Ảnh minh họa).

Nhà trường chú ý đến thái độ của giáo viên

Giáo viên Ấn Độ có sức chịu đựng cao: họ không được thể hiện thái độ bất mãn và phải tự làm mọi thứ. Thông thường những cuộc họp giao ban của giáo viên là để bàn về cách ứng xử của giáo viên chứ không phải của học sinh.

Vượt lên chính mình

Mỗi tháng thì một học sinh sẽ tự đặt ra một mục tiêu và nếu hoàn thành sẽ được nhận một phiếu khen thưởng. Ở Ấn Độ, học sinh không coi trọng vị trí trong bảng xếp hạng học tập cũng như việc ghanh đua mà vấn đề then chốt là tự phấn đấu để đạt được kết quả tốt nhất.

Mẹ Ấn chẳng bao giờ phạt hay quát mắng con nhưng trẻ vẫn ngoan và nghe lời - Ảnh 4.

Mỗi một đứa trẻ sẽ tự đặt ra những mục tiêu và cố gắng phấn đấu để đạt được điều đó (Ảnh minh họa).

Quy tắc ứng xử chung: Tôn trọng

Giáo viên có thể thoải mái thể hiện tình cảm của mình với học trò bằng cách ôm hoặc xoa đầu trẻ. Tuy nhiên, tất cả những hành động đó phải được sự đồng ý của bé.

Cũng giống như nhiều nước khác, các nguyên tắc dạy dỗ con cái và nguyên tắc giáo dục này đều phụ thuộc vào văn hóa của Ấn Độ. Tuy nhiên, bố mẹ Việt cũng có thể học hỏi và áp dụng vào việc dạy con của mình. Điểm mấu chốt trong phương pháp này chính là sự bao dung và kiên nhẫn với trẻ.

Nguồn: Brightside

aFamily

dạy con, quy tắc dạy con, Ấn độ, quát mắng, phạt con


      © 2021 FAP
        1,333,669       284