Bên cạnh hiện tượng chết đuối trên cạn (dry drowning) thì còn có một hiện tượng khác cũng xảy ra tương tự đó là chết đuối thứ cấp (secondary drowning). Cả hai đều hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm và đều xảy ra rất lâu sau khi trẻ rời khỏi mặt nước.
Một tuần sau khi bị ngã khi đang chơi trong bể bơi, bé Frankie 4 tuổi ở bang Texas (Mỹ) có hiện tượng đau bụng và đột nhiên ngừng thở. Bố nạn nhân - ông Francisco Delgado Jr. đã gọi cấp cứu nhưng vẫn không kịp cứu con. Bác sĩ nói rằng, bé trai tử vong bởi một hiện tượng gọi là “chết đuối trên cạn”.
Sau sự việc, Delgado chia sẻ: “Tôi đang cố gắng tuyên truyền nhận thức vì không muốn có thêm ai phải trải qua sự việc tương tự. Frankie không chỉ là con trai tôi mà còn là một người bạn thân thiết, tôi nhớ con rất nhiều.”
Một tuần sau buổi đi bơi, bé Frankie bất ngờ tử vong tại nhà.
Bên cạnh hiện tượng chết đuối trên cạn (dry drowning) thì còn có một hiện tượng khác cũng xảy ra tương tự đó là chết đuối thứ cấp (secondary drowning). Cả hai đều hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm và đều xảy ra rất lâu sau khi trẻ rời khỏi mặt nước.
Chết đuối trên cạn là gì?
Chết đuối trên cạn hay chết đuối khô là tình trạng nạn nhân hít phải một lượng nước nhỏ qua mũi hay miệng trong khi bơi dẫn đến co thắt cơ thanh quản, gây khó thở và chết ngạt.
Tiến sĩ Wally Ghurabi, giám đốc Trung tâm cấp cứu Nethercutt thuộc Trung tâm y tế UCLA Santa Monica (Mỹ) cho biết: “Nước tuy không tràn đến phổi nhưng sẽ làm cho dây thanh âm bị co thắt lại, chèn ép đường thở. Chết đuối khô có thể được xác định rất dễ dàng”. Đuối nước trên cạn giống như ngạt thở, khiến cơ thể bạn tím lại.
Hãy lưu ý nếu trẻ nuốt phải nước khi đi bơi (Ảnh minh họa).
Chết đuối thứ cấp là gì?
Chết đuối thứ cấp (secondary drowning) là tình trạng trong lúc bơi nạn nhân hít phải nước, nước bị mắc kẹt trong phổi, gây nên phù phổi. Hiện tượng này dần phát triển thành suy hô hấp và tử vong, do đó nó kéo dài thời gian phát bệnh khoảng hơn 24h sau khi bơi và rất khó để phát hiện.
Tiến sĩ Ghurabi cung cấp thêm: “Nạn nhân thở gấp hơn giống như khi họ bị viêm thanh quản.” Một dấu hiệu khác của chết đuối thứ cấp là tình trạng mệt mỏi, phờ phạc. Lúc này, bố mẹ thường cảm nhận được con mình có gì đó khác thường như thể một vài chức năng cơ thể bé ngừng hoạt động.
Cách phòng tránh đuối cạn và chết đuối thứ cấp
Cách tốt nhất để phòng tránh chết đuối trên cạn và chết đuối thứ cấp là gì? Chính là dạy trẻ bơi để chúng biết cách hít thở khi bơi mà không bị nuốt phải nước – nguyên nhân của 2 loại chết đuối nói trên. Tất nhiên trước đó, cha mẹ cần chắc chắn rằng con mình bơi đủ giỏi để tránh bị đuối nước thông thường – một trong những tai nạn phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ em.
Cách phòng tránh các loại đuối nước tốt nhất là dạy trẻ bơi và hít thở đúng cách (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Ghurabi cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ nên để mắt đến con hơn khi đi bơi, có như vậy họ mới phát hiện kịp thời việc trẻ nuốt phải nước.
Ghurabi chia sẻ: “Để phát hiện đuối nước trên cạn và đuối nước thứ cấp, bạn nhất định phải chú ý tới con mình, theo dõi hơi thở của chúng và tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn không biết điều gì đang xảy ra.”
Nguồn: today
đuối cạn, chết đuối cạn, sức khỏe trẻ em, lưu ý khi đi bơi mùa hè, Phòng tránh tai nạn cho trẻ