Trên thực tế, biểu hiện của hiện tượng đuối nước giống như chơi đùa chứ không hẳn là những giây phút hoảng loạn giằng co giữa sự sống và cái chết.
Những đứa trẻ hiếu động luôn bị mê hoặc từ dòng nước mát lạnh như biển, hồ, sông, suối hay bể bơi nhưng chúng lại thường chưa được trang bị đầy đủ những kĩ năng an toàn khi xuống nước. Với sự hấp dẫn từ bọt nước tung tóe hay những đợt sóng nhấp nhô hoặc đơn giản chỉ là chú vịt cao su bập bênh trên mặt bồn tắm cũng tiềm ẩn khả năng đuối nước có thể xảy đến bất ngờ với trẻ.
Các thống kê gây sốc
Theo dữ liệu gần đây nhất từ CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ) trẻ em từ 1 đến 4 tuổi có tỷ lệ đuối nước cao nhất tại Hoa Kỳ. Trên thực tế, năm 2014 sau những dị tật bẩm sinh, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, chủ yếu với những nhà có bể bơi.
Chắc hẳn bạn sẽ hình dung cảnh đuối nước chỉ có thể xảy ra khi trẻ ở những vùng nước rộng lớn, nhưng sự thật trẻ vẫn có thể mất kiểm soát ở nơi nước nông như bể bơi bằng nhựa, ao, hồ, mương hay cả trong nhà vệ sinh.
Đuối nước vẫn có thể xảy ra ở những nơi nước nông (Ảnh minh họa).
Có thể không quy định độ tuổi chính xác để học bơi nhưng để một đứa trẻ làm quen với môi trường nước và các kĩ năng an toàn khi dưới nước thì không bao giờ là quá sớm. Dưới đây là một số quy tắc bố mẹ cần chú ý:
1. Học bơi
Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, trẻ em nên đợi cho đến khi 4 tuổi mới nên học bơi chính thức. Các chuyên gia đã nghiên cứu thận trọng khi đưa ra lời khuyên này bởi những bài học bơi lội có thể cung cấp cho trẻ những kĩ năng tốt nhưng lại khiến cha mẹ chủ quan vào con mình. Bạn có biết rằng, ngay cả một đứa trẻ bơi tốt vẫn có khả năng chết đuối.
Trẻ cần được học những kĩ năng an toàn khi xuống nước (Ảnh minh họa).
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra học bơi sẽ giúp trẻ tránh được tử vong vì tai nạn dưới nước. Họ khuyên các phụ huynh cho con học bơi dựa trên mức độ thường xuyên mà đứa trẻ tiếp xúc với nước cùng với thể chất và cảm xúc của trẻ. Hiện nay, AAP không ngăn cản trẻ học bơi sớm, miễn là các bé cảm thấy thoải mái, được chơi và được trải nghiệm.
2. Công cụ nổi
Từ xa xưa, người ta đã dùng những công cụ làm nổi cơ thể trên mặt nước nhưng chúng không phải là thứ tuyệt đối an toàn. Bởi đôi khi, tình huống xấu xảy ra, những chiếc phao cứu sinh vẫn có thể xẹp rất nhanh.
Lựa chọn tốt nhất cho trẻ là một chiếc áo phao an toàn được chứng nhận chất lượng từ các cơ quan uy tín, và hãy đảm bảo rằng con bạn đã mặc chúng trước khi lên thuyền.
3. Kiểm soát trẻ một cách minh mẫn
Đuối nước xảy ra rất nhanh mà bạn không kịp đối phó ngay cả đối với một người bình tĩnh và thông minh. Chỉ 30 giây đã có thể cướp đi đứa con yêu quý, dù ở bể bơi hay bãi biển, luôn luôn để mắt đến trẻ vì chúng có thể gặp rắc rối bất cứ lúc nào.
Hãy nhớ, bất kể lúc nào, bố mẹ phải giám sát trẻ chặt chẽ trong hồ bơi, dù trẻ có kĩ năng bơi tốt nhưng không để trẻ tự do bơi khi không có người lớn đi cùng.
4. Chuẩn bị sẵn tinh thần
Đừng xa rời chiếc điện thoại của bạn, dù đi biển cũng nên để chúng ở nơi gần nhất đề phòng trường hợp phải gọi cấp cứu khẩn cấp. Đó là 1 phần quan trọng của sự chuẩn bị sẵn tinh thần ứng phó. Thêm vào đó bạn cần trang bị kiến thức cơ bản về sơ cứu người bị đuối nước như hô hấp nhân tạo hay sử dụng triệt để các loại công cụ hỗ trợ xung quanh.
Bố mẹ cần trang bị kiến thức về cách sơ cứu khi con bị đuối nước (Ảnh minh họa).
5. Nhận biết dấu hiệu đuối nước
Các báo đài đã miêu tả sự đuối nước đáng sợ như khi người ta bị chết đuối nhưng sự thật nó lại không hề giống như phim ảnh. Trên thực tế, biểu hiện của hiện tượng đuối nước giống như chơi đùa chứ không hẳn là những giây phút hoảng loạn giằng co giữa sự sống và cái chết. Dưới đây là các dấu hiệu mà AAP đã chỉ ra:
- Đầu thấp trong nước, miệng ngang chừng mực nước.
- Đầu nghiêng về phía sau, miệng mở to.
- Mắt nhắm hoặc mắt không thể tập trung.
- Tóc lòa xòa trên trán hoặc mắt.
- Không thể trụ vững bằng chân.
- Hơi thở yếu hoặc thở hổn hển.
- Cố gắng nhoài về một hướng nhưng cơ thể không di chuyển được
- Cố gắng cuộn người về phía sau.
- Động tác như đang leo lên bậc thang.
6. Đuối nước trên cạn - cực kì nguy hiểm
Theo thông tin của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn thì một người hoàn toàn bình thường sau khi ra khỏi bể bơi vẫn có thể chết ngay trên cạn. Đó là hiện tượng hiếm gặp, y học đưa ra 2 tên gọi khác nhau là chết đuối khô và chết đuối thứ cấp. Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng ước chừng khoảng 1 – 2% trong số nạn nhân đuối nước, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.
Những trường hợp trẻ đã từng bị đuối nước hay gặp tai nạn về nước cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận từ bác sĩ nhi khoa. Sở dĩ chúng ta cần đặc biệt chú ý trẻ sau khi đuối nước bởi cơ thể bé có thể phản ứng với nước trong phổi. Nguy hiểm hơn, nó có thể gây tử vong như đuối nước dù có thể trẻ đã trải qua tai nạn được 2, 3 ngày. Các dấu hiệu đuối nước khô bao gồm:
- Mệt mỏi hoặc thay đổi hành vi đột ngột như buồn ngủ sau khi ra khỏi hồ bơi và không còn năng động.
- Khó thở, ho, đau ngực
- Khó nói chuyện và có thể bị nhầm lẫn khi nói.
- Nôn mửa.
- Sốt.
Những điều lưu ý trên không phải để các phụ huynh dọa nạt làm trẻ sợ nước hay không cho trẻ đến những vùng có nước mà bố mẹ cần nói cho các con hiểu để phòng tránh và biết cách bảo vệ mình an toàn nhất.
Nguồn: Tổng hợp
tai nạn dưới nước, trẻ em chết đuối, đuối nước