Mẹ & bé

Mọi phụ huynh đều phải nắm chắc quy tắc "ma thuật" 5:1 để nuôi con dễ dàng hơn

Biết được quy tắc 5:1 này, việc nuôi con của bạn sẽ dễ thở hơn và bạn chẳng còn phải lo lắng sẽ gieo cảm xúc tiêu cực cho con nữa.

Nuôi con là "cuộc chiến" dài hơi và mọi cha mẹ đều có những lúc dễ dàng nóng nảy. Điều quan trọng hơn cả vẫn làm làm thế nào để kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình và tăng cường sự gắn kết giữa bố mẹ - con cái.

3 điều cần nhớ khi bạn mất bình tĩnh với con:

Dù bạn có đọc bao nhiêu bài viết về vấn đề làm cha mẹ hoặc "những cách để không mất bình tĩnh với trẻ" thì bạn vẫn sẽ gặp vô số phiền phức mỗi ngày. Bạn sẽ không thể giải quyết chỉ bằng cách dối lòng rằng "mình đang hoàn toàn thoải mái, không hề bực, không hề…".

Mọi phụ huynh đều phải nắm chắc quy tắc ma thuật 5:1 để nuôi con dễ dàng hơn - Ảnh 1.

Kiểm soát cảm xúc với con là việc chẳng mấy dễ dàng (Ảnh minh họa).

Vì thấy đây là 3 điều bạn có thể và nên làm:

1. Thứ lỗi cho chính mình.

2. Xin lỗi con.

3. Đặt ra cho bản thân 5 hành động tích cực cần làm

Hai việc đầu tiên là quan trọng nhưng việc thứ ba là quan trọng hơn cả!

Khoa học đã chỉ ra bạn cần một tỉ lệ 5:1, tức là cứ 1 hành động tiêu cực thì cần có 5 hành động tích cực bù lại. Nếu bạn có quá ít hành động tích cực để cân bằng với hành vi tiêu cực thì kết cục là bạn sẽ có một mối quan hệ không hạnh phúc.

Trong quan hệ cha mẹ -con cái cũng vậy, những phản ứng tiêu cực cũng tạo ra khoảng cách giữa bạn và các con. Nhưng tin tốt đó là tỉ lệ vàng 5:1 này cũng có thể giúp ích cho bạn và bé. Nói cách khác, sau khi bạn cư xử nóng nảy với con, bạn hãy thực hiện 5 hành động tích cực nhanh nhất có thể.

Mọi phụ huynh đều phải nắm chắc quy tắc ma thuật 5:1 để nuôi con dễ dàng hơn - Ảnh 2.

Những cái ôm luôn không bao giờ là quá nhiều (Ảnh minh họa).

20 gợi ý để thực hiện 5 hành động tích cực:

1. Ôm bé. Chắc chắn rằng đó là một cái ôm "đạt tiêu chuẩn", khoảng 6 giây trở lên. Nếu bé nhà bạn không quen với kiểu ôm bất ngờ thì bạn có thể đập tay với bé và dang tay ra để bé biết bạn muốn ôm.

2. Nói "Bố/mẹ yêu con".

3. Đọc một cuốn sách cùng nhau. Đứa trẻ nào cũng mê mẩn những phút giây được bố mẹ đọc truyện. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể có cách thú vị hơn như là thay phiên nhau đọc to một cuốn sách.

4. Để lại một mảnh giấy có ghi chú hoặc vẽ thả vào trong hộp cơm trưa của con hoặc dán trên gương, một tấm thẻ trong thùng đồ chơi… Trong đó, bạn có thể nói đùa vài câu hoặc viết những điều khiến bạn ngưỡng mộ bé, hoặc đơn giản là "Bố/mẹ yêu con".

5. Nói một trong 10 câu sau:

- Bố/mẹ muốn nghe bây giờ con đang thấy thế nào?

- Bố/mẹ muốn biết tâm trạng con ra sao?

- Dù con có đang tức giận thì bố mẹ vẫn yêu con.

- Giận dữ là điều hoàn toàn bình thường con ạ.

- Bố/mẹ ôm con được không?

- Hai bố/mẹ con mình cùng bình tĩnh lại một chút nhé.

-Con cần bố/mẹ giúp gì nào?

- Chúng ta làm hòa nhé!

- Bố/mẹ xin lỗi vì đã…

- Lần tới, bố/mẹ sẽ (nói với con rằng mình sẽ sửa chữa ở những lần sau)…

6. Nói "có" với yêu cầu kế tiếp của bé. Dĩ nhiên là khi yêu cầu đó hợp lý!

7. Nhìn sâu vào mắt bé và cười.

8. Nói rằng "Bố/mẹ sẽ rất vui nếu như con..."

9. Kể một kỉ niệm hài hước của bạn hồi bạn còn trẻ hoặc khi bạn còn niên thiếu.

Mọi phụ huynh đều phải nắm chắc quy tắc ma thuật 5:1 để nuôi con dễ dàng hơn - Ảnh 3.

Luôn nhấn mạnh với con rằng bố mẹ luôn yêu thương con, cho dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa (Ảnh minh họa).

10. Làm một khuôn mặt cười vào bữa ăn. Ví dụ như bạn có thể vẽ mặt cười lên bát cháo yến mạch: chuối thái lát làm mắt, nho khô làm mũi và mật ong vẽ hình vầng trăng thành miệng cười.

11. Ngồi xuống và chơi với bé một lúc – không điện thoại, không lo những việc, chỉ tập trung vào bé thôi.

12. Chơi trò đuổi bắt.

13. Kể một cau chuyện hài hước, càng buồn cười càng tốt.

14. Tìm bắt những con bọ cánh cứng hoặc thi đạp xe vòng quanh chướng ngại vật.

15. Xem lại những tấm ảnh gia đình cùng nhau.

16. Cưỡi ngựa cùng bé – kể cả bé trai hay bé gái. Nghiên cứu chỉ ra rằng loại hình vui chơi này giúp trẻ dần giải phóng nỗi sợ và cảm thấy kết nối với cha mẹ hơn.

17. Xếp hàng để mua đĩa hát mà con bạn thích hoặc tham gia một bữa tiệc khiêu vũ. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nghe nhạc cùng nhau có thể củng cố tình cảm gia đình và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ.

18. Có 1 cuốn sách tô màu đặc biệt cho bản thân và bảo con bạn cùng tô màu với bạn.

19. Có 1 cuốn nhật ký hành trình chung. Bạn viết hành trình của bạn, sau đó để dưới gối của bé, sau đó bé sẽ viết lại và lại đặt dưới gối của bạn. Bạn có thể dùng nhật ký chung hoặc thiết kế riêng một hình thức nào đó cho việc này.

20. Để bé thức muộn hơn một chút và chơi đồ chơi (xếp hình, khối gỗ, domino…).

Nguồn: Mom

aFamily

nuôi con, Nuôi dạy con, làm cha mẹ, dạy con


      © 2021 FAP
        1,334,944       479