Mẹ & bé

Bí quyết giúp mẹ vượt qua mọi trở ngại để con chơi thể thao nhiều hơn

Có vô vàn những lý do khiến mẹ Việt bỏ qua chuyện cho con rèn luyện thể dục thể thao. Đừng quá lo lắng! Chuyên gia sẽ chỉ ra hướng giải quyết giúp cân bằng tất cả.

Vô vàn lý do khiến mẹ không thể sắp xếp cho con chơi thể thao

Chị Thu Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, thời gian gần đây khi được nhiều chuyên gia khuyên nên cho con chơi thể thao để phát triển toàn diện hơn, chị đã quyết định cho bé Kem tham gia. Với chị, cho con chơi thể thao giống như một biện pháp tâm lý để tăng khả năng tự tin trong giao tiếp và học tập, nhất là khi Kem bắt đầu vào lớp 1.

“Vậy mà thật trớ trêu thay, ý tưởng ấy bị trì hoãn với lý do hai vợ chồng đều bận rộn với công việc vào dịp cuối năm. Cả chị và chồng khi thì phải đi công tác lâu ngày, lúc về lại chúi đầu vào một núi công việc,việc phân chia thời gian đưa con đi chơi thể thao cũng gặp nhiều khó khăn”, chị Hương tâm sự.

Vì nhiều lí do, mong muốn cho con chơi thể thao của không ít bà mẹ buộc phải xếp xó.

Giống chị Thu Hương, chị Minh Tâm (Quận 8, TP.HCM) cũng gặp phải trở ngại khi sắp xếp cho con chơi thể thao giữa lịch trình học tập dày đặc. “Nếu cho con chơi thể thao, mình rất sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con. Hiện nay, xung quanh con mình, trẻ nào cũng tham gia 2,3 lớp học thêm mỗi ngày. Vì thế, mình rất lo lắng việc cho con tham gia chơi thể thao thay vì đi học thêm có thể khiến con không bắt kịp bạn bè trong lớp học”, chị Minh Tâm bày tỏ.

Ngoài ra, chất lượng của trang thiết bị tập luyện thể dục thể thao không tốt, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con, làm con bị chấn thương cũng là một trong những lý do lớn khiến mẹ ngần ngại cho con đi chơi thể thao.

Bí quyết xua tan lo lắng, e sợ để con chơi thể thao và học tập tốt hơn

PGS.TS.NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD) cho biết, những chia sẻ trên đều là những lời thành thật từ đáy lòng của những người làm cha mẹ. Làm cha, làm mẹ, ai ai cũng mong muốn con có một cuộc sống tốt đẹp, được mạnh khỏe, học tập tốt, luôn nặng động và tự tin trong cuộc sống. Nhiều cha mẹ đã cho con mình chơi thể thao từ rất sớm như một cách để rèn luyện tính cách. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân khiến một số cha mẹ không thể cho con tham gia chơi thể thao.

Theo PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, để con được chơi thể thao đều đặn, tạo ra nhiều khoảnh khắc "nhà vô địch”, từ đó giúp con học tập tốt hơn, mẹ Việt nên có những bí quyết sắp xếp thời gian giúp con được chơi thể thao đều đặn; Sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho cả mẹ và con; Kêu gọi sự hỗ trợ từ gia đình; Tham gia tập thể thao cùng với con thay vì chỉ làm “nhiệm vụ” đưa đi đón về. Ở đây, mẹ đừng nghĩ khoảnh khắc “nhà vô địch” là điều gì quá ư to tát. Đó đơn giản là khi con chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn, vượt qua nỗi sợ nước để thoải mái nhày xuống hồ bơi đùa nghịch cùng bạn bè... Sau khi vượt qua những buổi chơi thể thao ấy, con sẽ có hứng khởi để tiếp thu, học tập tốt hơn.

Bố mẹ cần xem xét lại lịch học của con, xem con có đang bị quá tải cho học lý thuyết không. Thực tế, học thầy cô sách vở nhiều quá chưa phải là điều tốt nhất nên có thể cắt bỏ những giờ học thêm không cần thiết. Thay vào đó, khuyến khích con tự học, đọc sách và dành thời gian chơi thể thao cùng bố mẹ, bạn bè. Bố mẹ cũng nên khuyến khích con tập thể dục vào buổi sáng, trước khi tới trường.

Nếu bố mẹ lo con ốm đau, chấn thương, học hành sa sút khi chơi thể thao, chuyên gia khuyên không nên để nỗi lo biến thành hành động "bao bọc" con thái quá. Thực tế, chơi thể thao điều độ lại giúp con tập trung hơn khi học bài. Thể thao cũng giúp tinh thần con thoải mái, do đó, việc học lý thuyết sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Cha mẹ nên chọn cho con những hoạt động thể thao phù hợp từ những chương trình uy tín như Năng động Việt Nam. Chương trình gồm các hoạt động thể thao thú vị, hữu ích: Trại hè năng lượng, Đi bộ đồng hành, Hội khỏe Phù Đổng… Đây là chương trình Quốc gia dài hạn, thuộc đề án “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, do Nestlé MILO phối hợp cùng Sở Thể thao và Văn Hóa, Sở Giáo dục Tp.HCM chính thức khởi động nhằm nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt và tạo điều kiện cho con trẻ có thật nhiều khoảnh khắc “nhà vô địch”. Tại đây, con sẽ được học thể thao cũng các huấn luyện viên chuyên nghiệp với các trang thiết bị hiện đại, an toàn nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho con chơi môn thể thao con thích.

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con chơi thể thao ở các trung tâm, các chương trình thể dục thể thao uy tín, có đầu tư dụng cụ tập luyện đạt yêu cầu cũng như có sự tham gia của các huấn luyện viên chuyên nghiệp.

“Chơi thể thao với sự hướng dẫn của huấn luyện viên sẽ rất ít có trường hợp chấn thương xảy ra nên mẹ không phải lo lắng quá. Mẹ khuyến khích con học tập nhiều hơn là tốt, nhưng đừng ép con học sách học vở đêm ngày mà hãy tạo điều kiện cho con học nhiều điều mới lạ từ khoảnh khắc "nhà vô địch" mà thể thao mang tới, giúp con phát triển đồng đều nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong học tập”, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh khẳng định.

Nếu mẹ chưa biết nên cho con chơi môn thể thao nào thì mẹ có thể thảo luận với bố để tìm hướng giải quyết thống nhất. Hoặc mẹ có thể tham gia thực hiện bài trắc nghiệm tại đây để tìm ra môn thể thao phù hợp với tính cách của con trẻ.

Khi tham gia các hoạt động thể thao, trẻ không chỉ được cải thiện thể chất mà còn phát triển sự tự tin, tính kỷ luật cao, tinh thần đoàn kết, kỹ năng hợp tác và trách nhiệm trước tập thể, có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học, có tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính trung thực… Do đó, trẻ em ở lứa tuổi này học cũng là chơi mà chơi cũng là học, mẹ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Và chắc chắn một điều là mẹ hãy cứ yên tâm và cho con chơi thể thao nhiều hơn nữa nhé!

aFamily

      © 2021 FAP
        1,226,064       1,307