Mẹ & bé

Phòng bệnh cho bé trong mùa mưa như mẹ Anh quốc

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa này như bệnh sốt xuất huyết, viêm mũi, hen suyễn và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…

Mùa mưa đến, khí hậu ẩm thấp nên các loại siêu vi, vi khuẩn, nấm… phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt là các ấu trùng muỗi. Nếu không điều trị kịp thời, sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thời tiết ở Anh cũng tương đối khắc nghiệt đặc biệt trong mùa mưa nên mẹ Anh cũng rất là chú trọng tới các phương pháp để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho trẻ. Mẹ hãy cùng Afamily tìm hiểu nhé.

Viêm tiểu phế quản

Biểu hiện ban đầu, trẻ bị chảy mũi trong và hắt hơi. Những triệu chứng này kéo dài vài ngày, có thể đi kèm với biếng ăn và sốt nhẹ, ít khi sốt cao. Thời gian sau đó trẻ có thể bị ho, khò khè, khó thở. Đối với trẻ nhỏ, trẻ sẽ bú khó vì phải thở nhanh cản trở việc mút và nuốt. Trong những trường hợp nhẹ, triệu chứng biến mất trong vòng từ 1 đến 3 ngày. Với những trường hợp nặng, diễn tiến nhanh hơn và bệnh kéo dài. Tùy trường hợp, trẻ cần phải thở oxy, hỗ trợ hô hấp, điều chỉnh thân nhiệt, bù dịch, dinh dưỡng hợp lý và giảm tắc nghẽn bằng vật lý trị liệu hô hấp.

Để phòng ngừa bệnh hô hấp nói chung, đối với trẻ nhỏ, cần cho trẻ bú mẹ từ lúc mới sinh đến ít nhất 12 tháng tuổi để tạo hệ miễn dịch tự nhiên. Trong thời gian cho con bú, mẹ cần chú trọng đến những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, bữa ăn của trẻ cần đầy đủ bốn nhóm: tinh bột, đạm, rau, dầu thực vật. Thường xuyên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. Ngoài ra, mẹ không nên cho trẻ nằm điều hòa thường xuyên ở nhiệt độ thấp hoặc máy quạt quay thẳng vào trẻ thường xuyên.

Cảm cúm

Thời tiết ẩm thấp, mưa gió như hiện nay khiến trẻ rất dễ nhiễm lạnh. Đây là những bệnh truyền nhiễm do một số virus khác nhau gây ra. Biểu hiện ban đầu, trẻ có thể ho, chảy nước mũi, hắt hơi... Bệnh thường lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bị bệnh...

Để phòng bệnh cho trẻ, mẹ nên tránh ra đường nếu không cần thiết, vì thời tiết thời điểm này có thể chuyển từ nắng sang mưa bất thường. Tránh cho trẻ bị ướt mưa hoặc tắm quá lâu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cung cấp thêm vitamin C, trái cây, uống đủ nước, ngủ đủ giấc (đối với trẻ lớn) hoặc cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn, mẹ ăn uống đủ chất để có đầy đủ và đa dạng dinh dưỡng (đối với trẻ nhỏ).

Sốt xuất huyết

Mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi, nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết. Đây là căn bệnh “ám ảnh” các mẹ có con nhỏ. Sốt xuất huyết nhẹ thì gây chảy máu cam, chảy máu răng, nặng thì nôn ói ra máu, tiểu tiện ra máu, rồi xuất huyết dưới da… Nặng nữa thì bị một biến chứng gọi là sốc: trẻ trở nên lừ đừ, không tỉnh, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu hẳn. Giai đoạn ủ bệnh thường không có biểu hiện gì đặc biệt, trẻ mệt mỏi, khó ăn uống khiến bố mẹ chủ quan lầm tưởng trẻ mắc các bệnh cảm nhẹ. Tuy nhiên, đối với sốt xuất huyết, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm tín mạng.

Để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, mẹ hãy luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, đậy kín các lu chứa nước, không cho muỗi tới sinh nở ở đó. Trẻ ngủ đêm nằm mùng. Nên dùng các hương liệu tự nhiên như vỏ cam, bưởi để tránh muỗi. Không nên lạm dụng nhiều hóa chất từ các bình xịt khi trẻ còn ở trong phòng.

Bệnh đường tiêu hóa

Với điều kiện thời tiết thay đổi liên tục như hiện nay, vi khuẩn, virus tăng nhanh trong không khí nên có thể gây hại đến đồ ăn khiến trẻ bị các bệnh về đường tiêu hóa. Tiêu chảy là đi tiêu trên 4 lần trong ngày, phân lỏng, đôi khi chỉ có nước. Nguy hiểm của bệnh là khiến cho trẻ mất nước và một số chất điện giải. Tình trạng kéo dài trên 2 ngày có thể khiến trẻ suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, mẹ tuyệt đối không nên “mạo hiểm” với các thực phẩm chưa đun chín hoặc đã để ngoài không khí quá lâu. Đối với trẻ nhỏ, không nên uống sữa công thức hoặc sữa bình đã quá 2 giờ đồng hồ kể từ khi pha hoặc sữa lạnh. Với các trẻ lớn hơn, mẹ nên hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn, không ăn uống bừa bãi ở dọc đường, ở các vỉa hè. Đây chính là những biện pháp đơn giản nhưng rất thực tế để phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa nói trên.

Mỗi trẻ có một giai đoạn phát triển khác nhau, sức đề kháng khác nhau nên trẻ có thể nhiễm bệnh nặng hoặc nhẹ tùy theo cơ địa. Mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Mẹ nên tìm hiểu thêm các kiến thức chăm sóc trẻ để có những phương án sơ cứu hoặc chữa trị tại nhà đúng cách, có thể từ sách báo, internet, ý kiến chuyên gia, kinh nghiệm của các mẹ khác...

Tại Anh, việc cung cấp, chia sẻ và thực hành các kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến trên các diễn đàn trực tuyến và tại các trung tâm tư vấn dinh dưỡng, nuôi dạy trẻ. Một trong số đó là Aptaclub - Cộng đồng nuôi dạy con trực tuyến lớn nhất nước Anh. Tại đây các Mẹ có thể học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích như chăm sóc, ăn uống, thói quen, phương pháp giáo dục trẻ. Từ tháng 4/2015, Aptaclub đã có mặt tại Việt Nam, giúp cho các mẹ Việt thêm kiến thức và tự tin nuôi con để bé phát triển theo chuẩn Anh quốc.

Mẹ hãy truy cập www.aptaclub.com.vn hoặc https://www.facebook.com/AptaclubVietnam để gia nhập cộng đồng các bà mẹ nuôi con chuẩn Anh quốc nhé.

aFamily

      © 2021 FAP
        1,230,445       1,039