Mẹ & bé

Phòng ngừa nhiễm siêu vi cho bé

Tại thời điểm thay đổi vào cuối mùa hè sang thu và có mưa, nhiều trẻ nhỏ bị sốt siêu vi và cha mẹ có thể nhầm tình trạng sốt này với các bệnh khác.

Sốt siêu vi dễ nhầm lẫn với sốt xuất huyết

Sau mấy ngày sáng nắng chiều mưa rào, ngày nóng gần 40 độ C, tối lại giảm đột ngột hơn 20 độ C, con trai chị Hồng Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) có biểu hiện sốt cao, tiêu chảy, quấy khóc. Khi ra hiệu thuốc để mua thuốc, chị được biết mùa này có nhiều trẻ bị sốt xuất huyết. Cho rằng con mình bị sốt xuất huyết do thay đổi thời tiết cũng là bình thường, chị Lan quyết định cho con điều trị hạ sốt và nghỉ ngơi ở nhà.

Thế nhưng, sau 5 ngày dùng thuốc, thấy con không những không cắt cơn sốt mà còn có hiện tượng co giật, vợ chồng chị mới vội vàng đưa con đi khám. Đến viện, chị mới biết có rất nhiều trẻ bị sốt nhưng hầu hết đều là sốt siêu vi chứ không phải sốt xuất huyết. Sau khi xét nghiệm, con chị cũng được kết luận bị sốt siêu vi. Bác sĩ cho biết con chị chớm có biến chứng co giật, nếu để thêm một vài hôm nữa có thể ảnh hưởng đén não bộ của bé.

Chị Lan không ngừng trách móc bản thân chỉ vì chủ quan không đưa con đi khám. Cũng may là con chị đã được bác sĩ cấp cứu kịp thời chứ không chị sẽ ân hận cả đời.

Theo các bác sĩ, tại thời điểm thay đổi vào cuối mùa hè sang thu và có mưa, nhiều trẻ nhỏ bị sốt siêu vi và cha mẹ nhầm lẫn tình trạng sốt của con như nhà chị Lan không phải là hiếm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi

Sốt siêu vi là tình trạng trẻ bị sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Phần lớn các trường hợp sốt siêu vi không nguy hiểm và sẽ tự hết sau 3-7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời, trẻ bị sốt siêu vi kéo dài có thể dẫn đến co giật ảnh hưởng não bộ hoặc biến chứng sang viêm phế quản phổi - biến chứng nặng thường gặp và hay bùng phát thành dịch với diển biến phức tạp và nguy hiểm.

Vì là một trong những hội chứng hô hấp nên sốt siêu vi có thể do nhiều loại tác nhân gây ra, chủ yếu là các loại virus, vi khuẩn như Rhinovirus, Coronavirus gây cảm lạnh; Adenovirus gây viêm họng; RSV - virus hợp bào hô hấp gây viêm phổi; Enterovirus (các virus Echo và Coxsackie) gây bệnh sốt cấp tính... Trong điều kiện thời tiết cuối mùa hè chuyển sang thu, nhiệt độ ban ngày và đêm có sự chênh lệch đáng kể, cộng với những cơn mưa bất chợt càng khiến cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh có nhiều cơ hội sinh sôi. Hơn nữa, cơ thể trẻ có thể không thích ứng kịp với sự bất thường về thời tiết như vậy nên sức đề kháng và miễn dịch bị suy giảm, nguy cơ mắc bệnh sốt siêu vi cùng các bệnh khác cao hơn.

Trẻ bị sốt siêu vi thường có các triệu chứng phổ biến dễ nhận biết là sốt cao (38-39 độ C), thậm chí lên đến 40-41 độ C, đau đầu, viêm họng, chảy nước mũi, sổ mũi, nôn, rối loạn tiêu hóa (thường là trẻ bị tiêu chảy), quấy khóc do mệt mỏi... Một số trẻ còn có thêm các triệu chứng khác như phát ban, viêm hạch (ở vùng đầu, cổ, mặt), viêm kết mạc mắt (bao gồm chảy nước mắt, mắt đỏ, có dử...). Thậm chí khi sờ vào hai huyệt thái dương của trẻ có thể cảm giác thái dương đập mạnh, trẻ nằm co, li bì vì choáng váng.

Cách xử trí và phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ khi giao mùa

Những triệu chứng phổ biến ở trẻ bị sốt siêu vi cũng có thể nhầm lẫn với những bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, viêm não Nhật Bản... Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu sốt cao đột ngột, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chứ không được tự ý điều trị tại nhà. Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng sốt siêu vi nên việc điều trị cho bệnh nhân chủ yếu vẫn là nâng cao thể trạng, chống co giật, sốc do sốt quá cao hoặc điều trị các biến chứng nếu có.

Vì vậy, khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần hạ sốt ngay cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm, lau khô mồ hôi. Nếu trẻ sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt thích hợp với trẻ. Liều lượng dùng thuốc cũng cần dựa trên trọng lượng cơ thể và tuổi của trẻ. Khi sốt cao, cơ thể có thể bị mất nước, thiếu dinh dưỡng nên cha mẹ cũng cần cho trẻ bổ sung vitamin, uống bù nước và ăn thức ăn lỏng dễ tiêu để trẻ nhanh hồi phục sức khỏe và giảm cơn sốt. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên kiêng tắm cho trẻ, thay vào đó hãy vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Để phòng sốt siêu vi cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện theo nguyên tắc sau: Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý; Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người; Giữ vệ sinh nơi ở, sinh hoạt sạch sẽ; Đối với trẻ nhỏ càng cần giữ vệ sinh chân tay và tránh để trẻ ngậm tay chân, đồ chơi đã rơi xuống nền nhà...

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả.Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.Địa chỉ:Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần ThơMọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434
aFamily

      © 2021 FAP
        1,230,827       290