Mẹ & bé

Những kẻ bắt cóc sẽ thất bại nếu bé được học những kỹ năng này

Ngay lúc này, hãy trao cho con những kỹ năng phòng và chống bị bắt cóc. Những kỹ năng này không bao giờ là thừa.

Ngay cả trong những lúc yên bình nhất, phụ huynh vẫn nên trang bị cho trẻ kỹ năng nhận diện và ứng phó trước những tình huống bất ngờ, nguy hiểm. Đây là điều cần thiết để trẻ có thể biết cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân khi không có người lớn.

Những kỹ năng cần luyện tập lâu dài

Những kỹ năng đề phòng bị bắt cóc này kiến cần được củng cố cho trẻ hàng ngày, hàng năm để trể nhớ và có nhiều cơ hội biến nó thành hành vi ứng xử của mình.

1. Cảnh giác với “người lạ mặt”. Không chỉ với người lạ mà ngay cả với những người bạn thân thiết của gia đình, bạn cũng nên trang bị cho trẻ khả năng nhận biết đâu là những trường hợp cần cảnh giác cao. Ví dụ như khi  bố mẹ không có nhà, trẻ không được tự ý mở cửa cho khách - dù là người quen biết, mà hãy gọi anh chị hoặc người lớn hơn, hay gọi điện cho bố mẹ để thông báo.

2. Hãy dạy trẻ nói “không”. Câu nói Không này cần được trẻ thốt lên rõ ràng, kiên quyết, không do dự với quà bánh, truyện tranh, tiền bạc, lời rủ đi công viên, trung tâm vui chơi,.. của người lạ. Trẻ cần biết “giới hạn những người tin cậy” của mình, đó chính là: Cha mẹ, ông bà, thầy cô, anh chị trong gia đình.

3. Hãy cùng con chơi trò tưởng tượng. Hãy kể cho con nghe ví dụ các tình huống thiếu an toàn với trẻ khi không ở gần bố mẹ, khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ trong những tình huống tương tự nếu gặp phải.

4. Bắt đầu từ khi trẻ 2 – 3 tuổi, bạn bắt buộc phải dạy cho trẻ học thuộc lòng số điện thoại của cha mẹ, để khi bị lạc thì biết cách cung cấp cho những người muốn giúp đỡ. Dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ như: Quầy thông báo tại siêu thị; đồn công an, hàng quán ngay tại nhà dân...

5. Không đưa thông tin cá nhân lên mạng. Trẻ em ngày nay được dùng máy tính từ sớm, có những trang mạng xã hội riêng từ sớm, nên đây là bài học bạn nhất thiết phải dạy con. Hãy nói cho con biết về những thông tin mà bé không bao giờ được chia sẻ công khai, chẳng hạn như trường lớp, địa chỉ nhà, số điện thoại…

Tặng cho con những “vệ sỹ” tin cậy

Thủ đoạn bắt cóc trẻ em thường tập trung vào một trong các chiêu thức: tiếp cận trẻ chơi đùa một mình hoặc ở chỗ vắng người, rồi dụ dỗ trẻ đi theo. Hoặc trong lúc không ai để ý, kẻ bắt cóc sẽ bế thốc trẻ lên xe và chạy mất. Kẻ xấu cũng có thể giả làm người nhà đến nhà trẻ, trường mầm non đón trẻ… Bạn và con đã sẵn sàng các giải pháp để có thể dễ dàng dõi theo từng bước đi của trẻ?

1. Mật khẩu bí mật. Hãy thoả thuận riêng với con về một mật khẩu mà chỉ có con cùng cha/mẹ được biết. Mỗi khi đón bé ở cổng trường, bạn hãy nói thầm mật khẩu vào tai để luyện cho bé thói quen. Đồng thời hãy dặn con nhớ rằng, dù người thân hay bạn bè quen mặt của cha mẹ tới đón, con nhất định phải hỏi mật khẩu. Nếu người đón không nói được mật khẩu thì bé hãy ngay lập tức bỏ chạy và cầu cứu sự trợ giúp từ những người xung quanh.

2. Dạy trẻ tự phòng vệ. Chẳng cần bé biết võ, bạn nên hướng dẫn con những cách “phản kháng đơn giản” khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ và cố sức hét thật to: “Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé chạy đi. Đá vào chỗ nhạy cảm là cách hiệu quả nhất để thoát khỏi người lạ.

3. Cảnh giác không bao giờ là thừa. Một khi trẻ phàn nàn về một người cụ thể nào đó, hãy lắng nghe và không bao giờ thờ ơ hay im lặng trước những phản ánh đó. Hãy nhớ, trẻ có thiên tính nhạy càm về những gì bất thường, do đó nếu trẻ đã kể cho bạn nghe, nghĩa là bạn cần chú ý cảnh giác.

4. Tặng trẻ một chiếc đồng hồ định vị Kiddy. Nằm gọn bên trong hình dáng chiếc đồng hồ giống như đồng hồ siêu nhân mà bé nào cũng thích, sản phẩm Đồng hồ Kiddy do Viettel cung cấp thực ra là thiết bị 3 trong 1: là đồng hồ, là thiết bị theo dõi vị trí (GPS tracker) và là điện thoại để liên lạc hai chiều giữa cha mẹ với con cái.

Với trẻ: Ngoài chức năng làm đồng hồ (xem giờ, thứ và ngày tháng), trẻ có thể đọc tin nhắn SMS gửi tới, gọi điện và gửi tin nhắn thoại đến những người có trong danh sách kết nối. Ngoài ra, trẻ có thể thông báo tình trạng khẩn cấp bằng cách gửi tin nhắn SMS khẩn cấp đến các thiết bị kết nối.

Với bố mẹ: đã kết nối, trẻ không tự tắt được đồng hồ. Việc gọi điện đến đồng hồ giống như gọi đến điện thoại khác. Với chức năng theo dõi vị trí, Kiddy hỗ trợ 3 công nghệ định vị là GPS, mạng di động và định vị qua Wi-Fi (WPS). Ngoài việc theo dõi vị trí hiện tại của trẻ, cha mẹ và những người theo dõi cũng có thể xem được toàn bộ nhật ký hành trình của con trong thời gian một tháng…

Bên cạnh chức năng xác định vị trí, tính năng đặc biệt hữu ích ở Kiddy là "vùng an toàn". Cha mẹ và những người kết nối với đồng hồ có thể thiết lập một số vùng mà con thường xuyên tới như trường học, nhà, cơ quan bố mẹ, nhà ông bà hay nhà cô giáo. Mỗi người theo dõi đồng hồ có thể thiết lập 5 vùng an toàn, khi trẻ đi vào hoặc đi ra những vùng này, đồng hồ sẽ tự động gửi thông báo tới cha mẹ.

Vùng an toàn trên ứng dụng Kiddy

Nhìn chung, Kiddy là sản phẩm đáp ứng được băn khoăn của nhiều gia đình có con ở độ tuổi đi học hiện nay. Sản phẩm vừa là thiết bị liên lạc cơ bản lại vừa giúp các cha mẹ có thể theo dõi và giám sát được đường đi của con cái - đặc biệt trong trường hợp con bạn chưađủ tuổi sử dụng điện thoại di động.

aFamily

      © 2021 FAP
        1,232,348       532