Mẹ & bé

Các mẹ đừng chủ quan khi thấy vòng đen này sau gáy con

Những vết lằn lạ ở cổ có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Mẹ cần đưa con đi bác sĩ ngay nếu phát hiện dấu hiệu này.

Trường hợp cô bé 14 tuổi phát hiện bệnh tiểu đường vì vết lạ ở cổ

Cô bé Pantera và mẹ mình mới đây đã tiết lộ câu chuyện về quá trình chẩn đoán bệnh tiểu đường của em để cảnh báo cho tất cả mọi người. Pantera bắt đầu nhận thấy những vấn đề về sức khỏe đối với bản thân mình năm 14 tuổi, cô bé luôn cảm thấy khát nước, đau đầu, tâm trạng tiêu cực. Đặc biệt, mẹ cô bé đã phát hiện ra những vòng tròn sẫm màu quanh vùng cổ của cô bé. Mới đầu, mẹ em chỉ nghĩ những vòng tròn này là vết bẩn, nhưng khi đi khám, em và mẹ nhận được kết quả tồi tệ hơn thế rất nhiều.

Pantera phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Bác sĩ chẩn đoán Pantera bị mắc bệnh tiểu đường loại 2 - một căn bệnh mãn tính sẽ theo trẻ đến suốt đời. Dịch vụ y tế Quốc gia Anh (NHS) cảnh báo, nếu bạn nhìn thấy vòng sẫm màu này quanh cổ (được gọi là "acanthosis nigricans"), có nghĩa là cơ chế sản xuất insulin trong cơ thể bạn hoạt động không đúng. 
Theo Alyne Ricker, bác sĩ nội tiết nhi khoa tại Trung tâm Tiểu đường Joslin ở Boston, Massachusetts giải thích thì những vòng tối màu xung quanh cổ xuất hiện là do cơ thể bơm ra quá nhiều insulin (thường gặp ở bệnh tiểu đường loại 2), dẫn đến các sắc tố phụ tăng lên, khiến da phản ứng bằng các nếp gấp và có màu sẫm.

Các nếp gấp ở cổ có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Bố mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu sức khỏe đặc biệt của trẻ để phát hiện bệnh tiểu đường loại 2

Theo một nghiên cứu ở Mỹ được đăng trên Medical News Today, bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em đang gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở đối tượng trẻ thừa cân, béo phì, lối sống thiếu cân bằng và điều độ. Ngoài những vết sẫm màu ở cổ, đôi khi là ở nách, bẹn, bố mẹ cần chú ý đến những vấn đề bất thường của trẻ có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường:

- Giảm cân nhanh trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân
- Luôn cảm thấy mệt mỏi
- Ăn nhiều nhưng rất nhanh đói
- Vết thương lâu lành
- Thay đổi cảm xúc
- Hay khát nước, uống nhiều nước
- Đi tiểu thường xuyên
- Tê hoặc đau nhói ở bàn chân hay bàn tay.
- Nhìn mờ
- Nhiễm trùng da

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường loại hai rất đa dạng và khác nhau tùy theo tình trạng mỗi trẻ. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần đưa con đi khám ngay để các bác sĩ thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Nếu phát hiện một trong những dấu hiệu trên, cần đưa con đi khám ngay.

Những lưu ý để phòng bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ

Tiểu đường loại 2 ở trẻ nhỏ là căn bệnh rất khó điều trị. Thông thường, người mắc đái tháo đường loại 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. 
Trẻ em cũng chưa phải là độ tuổi có ý thức rõ ràng về bệnh của mình. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, có thể ảnh hưởng đến não, làm giảm trí thông minh, giảm thị lực, ảnh hưởng thần kinh.

Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều cực kì quan trọng. Nguyên tắc ở đây là cần phải xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và kết hợp với tập thể dục thường xuyên. Một số lưu ý để giúp mẹ có thể phòng ngừa căn bệnh  nguy hiểm này:

-  Giảm khẩu phần ăn thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ.

-  Hạn chế các loại thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, tinh bột tinh chế, đường và muối.

-  Ăn nhiều chất xơ, bổ sung các loại rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày.

-  Uống đủ nước mỗi ngày.

-  Dùng bột quế: có tác dụng kích hoạt các enzyme kích thích hấp thụ insulin.

-  Tập thể dục mỗi ngày có thể giảm đến 80% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 2.

-  Tránh tạo áp lực và khiến trẻ quá căng thẳng.
Tập thể dục mỗi ngày, kiểm soát cân nặng là cách tốt nhất để phòng bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ nhỏ.

(Nguồn: healthtipssource, Littlethings, positivemed)
aFamily

bệnh tiểu đường, phòng bệnh tiểu đường, nuôi con, sức khỏe của trẻ


      © 2021 FAP
        1,233,386       1,963