Mẹ & bé

Gia đình xáo trộn khi trẻ bị tiêu chảy cấp do vi-rút Rota

Khi bé không may bị nhiễm vi-rút Rota, cha mẹ phải chăm sóc rất cẩn trọng với nhiều lưu ý khắt khe từ bác sĩ. Thời gian bị bệnh cũng thường kéo dài từ vài ngày tới cả tuần, khiến sinh hoạt của mẹ và bé, thậm chí cả gia đình bị xáo trộn.

Tác hại “đa chiều” từ vi-rút Rota

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota nguy hiểm đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Triệu chứng tiêu chảy có thể lên đến 10 - 20 lần/ngày2 kèm với nôn ói, và có thể sốt nên việc bù nước bằng đường uống trở nên khó khăn. Với các trường hợp bệnh nhẹ không có biến chứng, dù trẻ có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ, nhưng nhìn chung tâm trạng của các bậc phụ huynh lúc này rất căng thẳng, mệt mỏi, một phần vì trẻ hay quấy khóc, cáu gắt, một phần vì những xáo trộn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu chẳng may trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng phải nhập viện thì càng oằn thêm gánh nặng nhiều mặt cho gia đình.

Trẻ bị tiêu chảy cấp do vi-rút Rota có thể khiến cả nhà stress nặng vì những xáo trộn trong sinh hoạt gia đình

Chị Nguyễn Thị Hà, ngụ ở quận 9, TPHCM, chia sẻ, “Mỗi lần thấy con đi ngoài tóe nước, một ngày mấy bận như vậy là tôi xót không thể tả. Vừa căng mình chầu chực tại bệnh viện chăm con, vừa thấp thỏm theo dõi các biểu hiện trở nặng của con khiến tôi gần như kiệt sức, việc nhà xáo trộn, công việc gần như bỏ mặc. Chưa kể khi bé nằm viện, phải điều trị bằng các dịch truyền tĩnh mạch lại nghỉ làm nên gánh nặng chi phí càng làm tôi căng thẳng nhiều.” Trong khi đó, chị Minh Thư ở Bến Tre lại có băn khoăn khác, “Bé bệnh, cả nhà đều xót con xót cháu nên không tránh khỏi bất đồng trong việc chăm sóc. Bà nội khuyên cho bé ăn ít lại thì sẽ đi ngoài ít hơn, rồi bày cách dân gian cho bé uống lá ổi xanh để cầm tiêu chảy. Cũng may, hai vợ chồng theo sát bác sĩ, nên được tư vấn điều trị đúng cách, nhưng ít nhiều cũng làm bà buồn vì không nghe theo người lớn trong nhà. Không khí trong nhà vì thế lại càng căng thẳng không đáng, khiến ai cũng nặng lòng.”

Bảo vệ con khỏi vi-rút Rota, giảm gánh lo gia đình

Chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp chủ động và hữu hiệu giúp trẻ phòng tránh tiêu chảy cấp do vi-rút Rota. Tốt nhất nên cho trẻ uống ngừa vắc-xin vi-rút Rota ngay từ 6 tuần tuổi, và hoàn tất phác đồ càng sớm càng tốt trước 6 tháng tuổi để có đầy đủ miễn dịch để trẻ có thể đối diện với giai đoạn nguy cơ cao nhiễm vi-rút Rota từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Chị Hà chia sẻ thêm: “Nhờ rút kinh nghiệm từ bé đầu mà khi sinh bé thứ hai mình chủ động cho bé uống ngừa vắc-xin vi-rút Rota, nhờ vậy bé không bị tiêu chảy cấp do vi-rút Rota ghé thăm. Bé hoàn toàn khỏe mạnh, phát triển toàn diện, cũng nhờ vậy mà mình có thời gian làm việc, chăm sóc gia đình và cả bản thân nữa”.

Chủ động phòng tránh vi-rút Rota cho bé cũng đồng nghĩa với giảm gánh lo cho gia đình

Phác đồ uống ngừa bệnh tiêu chảy cấp do vi-rút Rota gồm 2 liều hoặc 3 liều tùy theo loại vắc-xin. Nếu uống vắc-xin vi-rút Rota chủng hoàn toàn từ người, chỉ cần 2 liều, trẻ đã đủ miễn dịch chống bệnh.

Vắc-xin ngừa vi-rút Rota hiện đã có trong chương trình chủng ngừa dịch vụ tại các bệnh viện Sản - Nhi, Trung tâm y tế dự phòng trên cả nước. Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng ngừa vi-rút Rota trên website http://tiemngua.comhttp://tiemngua.com/em-be/3_1_9/rotavirus.html?utm_source=2015_Rota_PR_PR-Afamily&utm_medium=2015-Rota-PR&utm_campaign=PR-Afamily&cid=2015_Rota_ PR-Afamily  

Tài liệu tham khảo:

1. Parashar, U. D., Hummelman, E. G., Bresee, J. S., Miller, M. A. and Glass, R. I. (2003). Global illness and deaths caused by rotavirus disease in children. Emerg Infect Dis 9(5): 565-72.

2. Lancet Infect Dis 2004; 4: 91-99

Tài liệu giáo dục này được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam và VPĐD GlaxoSmithKline Pte. Ltd tại TPHCM.

aFamily

      © 2021 FAP
        1,233,830       1,782