Mẹ & bé

5 bí quyết cho cha mẹ có con bị bệnh dạ dày

Dạ dày trẻ là một cơ quan rất nhạy cảm trong đường tiêu hóa, dễ mắc bệnh nhưng lại không dễ được phát hiện vì triệu chứng bệnh không điển hình. Sau đây là 5 bí quyết dành cho cha mẹ có con bị bệnh dạ dày.

Nguyên nhân trẻ thường mắc bệnh về dạ dày

Có ba nguyên nhân chính khiến dạ dày trẻ em thường xuyên gặp các rắc rối với dạ dày như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, giảm hấp thu, ợ chua, chớ… Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do bản thân dạ dày trẻ chưa hoàn thiện nên một số chức năng chưa được thực hiện hiệu quả như của người lớn. Nguyên nhân tiếp theo phải kể tới là tình trạng vệ sinh của trẻ không được tốt như của người lớn dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa, trong đó có nhiễm khuẩn H.pylori, một loại nhiễm khuẩn nguy hiểm gây bệnh dạ dày. Nguyên nhân cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là do sự chủ quan của các bậc phụ huynh, nhiều bậc phụ huynh vẫn cho rằng trẻ em khó bị mắc các bệnh dạ dày.

Vi khuẩn Hp là kẻ thù số một của dạ dày trẻ

5 bí quyết dành cho cha mẹ không những giúp trẻ em tránh xa bệnh lý dạ dày mà còn giúp cha mẹ xử lý khi trẻ bị đau dạ dày.

Cho trẻ ăn thức ăn phù hợp

Với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện như của trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý trong quá trình lựa chọn thức ăn cho trẻ. Với giai đoạn đầu đời của trẻ, khả năng co bóp của dạ dày chưa tốt nếu lựa chọn các loại thức ăn quá rắn có thể khiến dạ dày trẻ phải làm việc quá sức gây ra cảm giác ấm áp và đau ở khu vực dạ dày. Khi trẻ bị viêm dạ dày, dù có hay không có vi khuẩn Hp, cha mẹ cũng chú ý không cho trẻ ăn các đồ cay nóng, chiên xào, và chuối tiêu vì dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày là tăng cảm giác đau đớn và lâu lành bệnh.

Cha mẹ lưu ý với mỗi độ tuổi, nhu cầu về tỷ lệ dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa, hấp thu của cơ thể trẻ rất khác nhau, cho nên việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ phải hoàn toàn căn cứ vào nhu cầu thực tế chứ không nên áp đặt trẻ ăn theo cách ăn của người lớn, nhất là trong những gia đình có thói quen ăn uống tập thể với nhiều thế hệ.

Chế độ ăn cân bằng giúp trẻ phòng chống bệnh đường tiêu hóa

Hướng dẫn trẻ tự chăm sóc sức khỏe dạ dày

Việc hướng dẫn trẻ tự chăm sóc sức khỏe dạ dày không khó như nhiều phụ huynh nghĩ nhưng lại có hiệu quả rất lớn đối với trẻ. Các bậc phụ huynh nên lồng ghép việc giải thích sự quan trọng của chăm sóc sức khỏe cá nhân với các môn học về bộ phận cơ thể người thông qua các hình ảnh, video sinh động tạo hứng thú học tập cho trẻ. Những kiến thức sức khỏe thông thường các bậc cha mẹ nên hướng dẫn trẻ là kiến thức về vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn. Khi ăn uống trong tập thể tránh sử dụng lẫn bát đũa của nhau để hạn chế lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn, như lây nhiễm vi khuẩn Hp chẳng hạn.

Khi trẻ đang bị bệnh dạ dày, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách nhận biết các vị trí đau bụng, lắng nghe các triệu chứng trong cơ thể để sơ bộ phân biệt với các biểu hiện bệnh lý khác như rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng… Điều này rất tốt cho bé để sau này hỗ trợ bác sỹ trong việc tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh.

Tránh xa nguồn lây nhiễm

Đa số các bệnh lý ở dạ dày có tác nhân là vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc các hóa chất gây ra. Các loại tác nhân gây bệnh này có sẵn trong các nguồn lây nhiễm là thức ăn sống, thức ăn ôi thiu, nước lã… Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ em mỗi ngày bằng các video hoặc sách báo tranh ảnh để trẻ hiểu được đâu là nguồn lây nhiễm và biết cách phòng tránh phù hợp.

Luôn lắng nghe ý kiến của trẻ

Khi trẻ có những bất thường về ăn uống, đi tiêu hoặc dấu hiệu đau ở khu vực bụng, nôn trớ… bạn cần đặc biệt lưu ý vì đó là những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh lý đường tiêu hóa bao gồm cả dạ dày. Trong một số trường hợp, cơn đau thoáng qua thì nhiều khả năng trẻ bị rối loạn chức năng và có thể tự hồi phục sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh có tiến triển nặng hoặc lặp lại nhiều lần, bạn cần phải đưa trẻ tới những phòng khám chuyên khoa tiêu hóa Nhi uy tín để được theo dõi và tư vấn cụ thể.

Khi trẻ đang bị viêm dạ dày, nhất là có vi khuẩn Hp, hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ để biết trẻ đang gặp triệu chứng gì, giải thích cho trẻ biết trẻ cần phải uống thuốc gì và làm gì để giúp chữa bệnh.

Trang bị “vũ khí” cho trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh

Miễn dịch là vũ khí lợi hại để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, vi nấm. Các bậc phụ huynh cần chú ý tăng cường miễn dịch chung cho trẻ bằng cách bổ sung một số chất tăng cường miễn dịch như các loại vitamin trong rau củ quả, tăng cường bổ sung chất xơ, dùng vaccine sẵn có phòng bệnh.

OvalgenHP là kháng thể chống vi khuẩn Hp chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà

Một trong những bệnh lý thường dạ dày rất hay gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây là bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là Hp) gây ra. Số liệu gần đây ghi nhận ngay cả trẻ từ 2 tuổi cũng có thể bị viêm nhiều vị trí trong dạ dày khi có nhiễm khuẩn Hp và mức độ nguy hiểm cao hơn so với người lớn rất nhiều. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý việc phòng tránh bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp cho trẻ theo các cách kể trên. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể lựa chọn một giải pháp hữu ích khác từ Nhật Bản là sử dụng kháng thể OvalgenHP có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà. Bằng cách sử dụng loại kháng thể OvalgenHP này, phụ huynh đã trang bị loại vũ khí hiệu quả nhất trong việc chống lại tác nhân hàng đầu gây bệnh dạ dày ở trẻ nhỏ, vi khuẩn Hp. Không chỉ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn Hp dạ dày, kháng thể OvalgenHP còn được phối hợp với phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày để tăng cường hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn Hp, đồng thời chống lây nhiễm và tái nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này. Trên thực tế, tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu, Hoa Kỳ…người ta đã bổ sung loại kháng thể này trong một số loại thực phẩm dùng hàng ngày như sữa chua, sữa, ngũ cốc để ngăn chặn và hỗ trợ điều trị bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra vì tính hiệu quả và an toàn của nó.

Độc giả cần tìm hiểu về OvalgenHP và các kiến thức về bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, xin vui lòng ghé thăm website: www.gastimunhp.vn
aFamily

      © 2021 FAP
        1,234,013       1,666