Mẹ & bé

6 cách giúp các mẹ không kiệt sức vì chăm con

Nếu bạn đang bị quá tải vì chăm con và công việc thì hãy tham khảo 6 việc cần làm dưới đây để tránh rơi vào tình trạng tồi tệ này.

Tôi là hiện thân của kiểu người rất khó chịu hay làm hỏng kế hoạch, hay bị ức chế bởi các cuộc viếng thăm, không có thời gian rảnh rỗi, là mẫu cha mẹ của công việc hàng ngày. Tôi cũng hay cáu giận, không có thời gian cho người thân, bạn bè, chính xác là tôi đã từng rơi vào cảnh kiệt sức chỉ vì chăm con.
Tôi luôn tự bao biện cho mình rằng không có sự lựa chọn nào khác, buộc phải trở thành bà mẹ của gia đình. Bởi tôi đã bắt đầu hành trình làm mẹ đầy gian nan của mình khi bác sĩ sản khoa thông báo tôi sinh đôi. 
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi đã nhận ra rằng việc tất cả những cuốn sách dạy chăm sóc trẻ khuyên khi bạn sinh đôi, bạn cần phải có một bảng kế hoạch các công việc cần làm hàng ngày thực sự rất chuẩn xác. Trong sách phân tích toàn diện lẫn chi tiết, cách thực hiện như thế nào, tại sao phải làm như thế.
Thật ra dù tôi có 1 hay 2 con thì tôi vẫn bị kiệt sức khi chăm con. Các công việc chăm sóc trẻ thường ngày như: đánh thức chúng, chẩn bị bữa sáng, cho con ăn ăn, tắm cho con, cho chúng đi ngủ... chiếm hết khoảng thời gian sống của tôi, khiến tôi mệt mỏi, căng thẳng. Thậm chí tôi không có thời gian thư giãn cùng chồng. Tôi là một con người và tôi rất cần nạp lại năng lượng sống vào những ngày cuối tuần.
Dưới đây là 6 việc cần làm để tránh rơi vào tình trạng kiệt sức vì chăm con:
1. Lên kế hoạch chăm sóc trẻ
Áp lực chăm bé

Bạn có thể lên một bảng liệt kê dựa trên các công việc chăm con hàng ngày mà mình phải làm. Những đứa trẻ có thể khiến kế hoạch này của bạn thay đổi một chút khi chúng thức dậy quá sớm hay ngủ quá muộn.
Trẻ con thật sự là một nhà độc tài nhỏ đáng yêu. Bạn sẽ thấy chúng luôn tìm cách nhắc nhở bạn chăm sóc chúng mỗi ngày vì sợ bạn quên chúng.
Bạn cần thiết lập một bảng kê danh sách các công việc chăm sóc trẻ hàng ngày một cách linh động xoay quanh thói quen của các con bạn. Tuy nhiên, bạn phải có ý tưởng cho các công việc, đoán trước được chuyện gì sẻ xảy ra, khi nào xảy ra... thì việc chăm con của bạn mới trở nên nhẹ nhàng hơn.
2. Từ chối điều mình không muốn
Bảng danh sách các công việc chăm sóc trẻ mỗi ngày là một lý do biện minh tuyệt vời nhất khi bạn không muốn phải làm điều gì đó.
Ví như: " Không, con không thể đến nhà dì Myra để xem ảnh chuyến du lịch mới nhất của dì vì con bận dỗ bé ngủ". Và sau đó, khi bé của bạn đã ngủ, bạn dành cả buổi sáng để thư giãn hay check facebook.
chăm con

3. Mua sắm trực tuyến
Mua sắm trực tuyến thật sự hữu ích đối với các mẹ khi họ luôn luôn phải ở bên cạnh bé. Bạn có thể vừa chăm sóc trẻ vừa mua những đồ dùng thiết yếu cho gia đình mà không phải đến cửa hàng. Tuy nhiên, bạn cần nhắc nhở người giao hàng đừng bấm chuông cửa mà hãy gọi điện thoại cho bạn để tránh làm bé thức giấc nếu bé của bạn đang ngủ.
4. Hình thành một thói quen cho bé
Thói quen trong sinh hoạt là điều bạn nên rèn luyện cho bé. Nó sẽ giúp bé khoẻ mạnh, hình thành tính nhất quán cho bản thân. Trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu được cho đi ngủ và thức giấc đúng giờ. Thói quen trong sinh hoạt sẽ giúp trẻ phát triển tốt và bạn mất ít thời gian chăm sóc bé hơn.  
Áp lực chăm bé
5. Kiểm soát mọi thứ của con bạn
Một bảng kê các công việc chăm sóc trẻ hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được mọi rủi ro trong cuộc sống. Từ khi có con, mọi việc sinh hoạt hàng ngày của bạn sẽ thay đổi rất lớn, bạn sẽ rất bận bịu, do đó có một kế hoạch cho bé của bạn là điều cần thiết. Kế họạch giúp bạn kiểm soát mọi sinh hoạt của bé, tiết kiệm quỹ thời gian, và giúp con bạn được phát triển tốt nhất.
6. Giảm thiểu việc than phiền, càu nhàu
Khi không lập kế hoạch cho các việc chăm con, bạn sẽ bị mệt mỏi hay cáu gắt vì phải làm quá nhiều việc, điều này sẽ gây ảnh hưởng liên đới lên trẻ. Một đứa trẻ mệt mỏi sẽ không thể đáng yêu, khỏe mạnh được.

Đôi nét về tác giả bài viết:

Olivia Williams là một bà mẹ có 2 con nhỏ. Cô là tác giả của nhiều bài vết chăm sóc con cái trên trang eeniemeeniemineymum.com. Cô đam mê các phim thần thoại, yêu hoa mẫu đơn và chụp ảnh.

aFamily

chăm con, kinh nghiệm chăm con, kinh nghiệm nuôi con, làm mẹ


      © 2021 FAP
        1,309,651       1,054