Theo Viện Y khoa Mỹ (2005), mẹ mang thai bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp những dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cân hợp lý sẽ giúp giúp bé phát triển tốt từ trong bụng mẹ.
Dinh dưỡng thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con
Mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất nuôi thai. Tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn và sinh hoạt của mẹ có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình mang thai, cho con bú, cũng như có tác động lâu dài lên sức khỏe sau này của mẹ và bé. Có thể đo lường tình trạng dinh dưỡng của mẹ thông qua việc tăng cân hợp lý. Theo nghiên cứu của Poston ( Đại học King's College London Vương quốc Anh) và cộng sự năm 2011, mẹ có cân nặng chuẩn ngay từ thời kỳ đầu mang thai và tăng cân hợp lý trong thai kỳ sẽ có nguy cơ biến chứng cho mẹ và con thấp hơn.
Các chuyên gia thường dùng chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để đánh giá tình trạng gầy hay béo của một người thông thường. BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét).
Nhằm xác định tăng cân hợp lý trong thai kỳ, các chuyên gia khuyên những mẹ bầu nào trước khi mang thai có chỉ số BMI< 18.5 thì có thể tăng khoảng 13- 18kg; BMI từ 18.5- 24.9 có thể tăng từ 11- 16 kg. Tuy nhiên những mẹ bầu trước khi mang thai có cân nặng cao, BMI > 25 thì chỉ nên tăng không quá 11 kg.
Để có thể đảm bảo mức cân nặng theo tiêu chuẩn kể trên, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong 40 tuần thai của mình đầy đủ các nhóm chất, bao gồm: 15% đạm (các loại thịt nạc, cá không chứa thủy nhân, đạm thực vật); 60-65% chất bột đường (ngũ cốc như cơm, bún hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt); 20-25% chất béo (khoảng 6 thìa cà phê dầu hạt cải hoặc dầu ô-liu) cùng với Vitamin và các khoáng chất khác (có trong trái cây, rau củ tươi, sạch). Ngoài ra mẹ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể (từ 2-2,5 lít/ngày) để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Dinh dưỡng thai kỳ và nhiệm vụ hỗ trợ bé phát triển trí não toàn diện
Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh, hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn con mình thông minh, dẫn đầu. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra riêng đối với việc phát triển trí não cho trẻ là nên bắt đầu từ khi nào thì hiệu quả?
Não của bé đã bắt đầu phát triển từ tuần thứ 3 của thai kỳ và phát triển đều đặn trong suốt quá trình mang thai. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, não bé sẽ phát triển nhanh nhất, có thể đạt đến 25% trọng lượng não của người trưởng thành. Mẹ thực hiện dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ giúp kích thích trí não bé phát triển toàn diện trong suốt 40 tuần thai, cũng như những năm tháng về sau. Do đó, quan trọng hơn hết là mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp để giúp bé phát triển trí não toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.
Dinh dưỡng cho não bao gồm DHA, Axít folíc, và Choline chính là 3 dưỡng chất nền tảng quan trọng góp phần hình thành và hỗ trợ quá trình phát triển trí não của trẻ từ trong bụng mẹ. Đặc biệt, DHA được biết đến như “dưỡng chất cho não bộ” vô cùng cần thiết cho thai nhi, giúp kích thích trí não trẻ phát triển, hình thành khởi đầu tốt nhất cho bé ngay trong thai kỳ. Cụ thể, theo khuyến cáo của FAO/WHO, mẹ bầu cần bổ sung trung bình mỗi ngày 200mg DHA để hỗ trợ bé phát triển trí não toàn diện.
Mẹ có biết? Mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ một cách khoa học để con phát triển tối ưu. Đừng quên bổ sung 2 ly Enfamama A+ để cung cấp đủ hàm lượng DHA, Choline, Axít folíc và đầy đủ những dưỡng chất quan trọng, giúp mẹ có được một thai kỳ khỏe mạnh. |