Quá trình một người mẹ trải qua đau đớn khi sinh con thật tuyệt vời và kì diệu.
Việc sinh thường của phụ nữ là hoàn toàn tự nhiên.
Các cơn gò tử cung giả (còn gọi là cơn gò Braxton Hicks) là hiện tượng phổ biến xảy ra với nhiều bà bầu và không có gì đáng lo. Nói chung, nếu bạn cảm thấy cơn co ở bụng trở nên thường xuyên hơn, hãy ghi chú lại. Nếu chúng cách nhau 10 phút hay ít hơn, có thể bạn chuẩn bị sinh. Nếu chúng không thường xuyên và không gây đau nhiều, thời điểm sinh con vẫn chưa đến.
Khi một phụ nữ nhận ra dấu hiệu của việc chuyển dạ sớm, điều quan trọng nhất là không được lo lắng, sợ hãi. Lời khuyên từ chuyên gia là bà bầu hãy tiếp tục nhịp sống thường ngày, di chuyển nhẹ nhàng qua lại và đứng lên để trọng lực giúp quá trình chuyển dạ tiếp diễn. Bạn cũng có thể ăn nhẹ chút gì đó.
Chuyển dạ có thể bắt đầu từ khá lâu trước khi bà bầu cần phải tới bệnh viện. Hiện tượng này gọi là chuyển dạ sớm và các cơn gò sẽ dần tăng về cấp độ và thời gian nhưng trước khi tử cung giãn nở, việc đó có thể kéo dài vài giờ hoặc một ngày, một đêm.
Khi cổ tử cung mở được 10cm, em bé sẽ chào đời.
Chuyện gì xảy ra khi bà bầu vỡ ối?
Nhiều phụ nữ không chủ động nắm bắt được trạng thái
vỡ ối của mình. Bạn có thể cảm thấy có gì đó như đang vỡ ra. Đó chính xác là những gì đang xảy ra vì túi ối giống như một quả bóng dày chứa đầy nước. Điều quan trọng là mẹ bầu nên ghi chú lại thời điểm họ bị vỡ ối. Nếu quá trình chuyển dạ tiếp tục và mất nhiều thời gian, thông tin này sẽ giúp nữ hộ sinh đánh giá được nguy cơ nhiễm trùng.
Thông thường, đầu em bé sẽ ra trước, trừ các trường hợp ngôi mông, tức là mông hoặc chân bé ra trước.
Nút nhầy tử cung bong ra là dấu hiệu cơn chuyển dạ bắt đầu
Nút nhẩy cổ tử cung thực ra là ống chất nhầy dày nằm ở cổ tử cung, ngăn vi khuẩn xâm hợp. Đây là tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả. Trước khi dạ con bắt đầu co thắt, nút nhầy cổ tử cung bong ra và nhẹ nhàng thoát ra qua đường âm đạo của người mẹ. Đây chắc chắn là dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ bắt đầu. Nút nhầy này thường chỉ là một vảy nhỏ, bề ngang không lớn hơn 1cm nên không phải lúc nào cũng nhận thấy rõ ràng. Đôi khi nó có thể dính chút máu do vào cuối thai kỳ, tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra, khiến các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị rách và thấm máu vào nút nhầy. Trong trường hợp chảy máu ồ ạt, nhất thiết phải tới bệnh viện ngay.
Trong quá trình sinh, cơ thể em bé sẽ xoay chuyển để đẩy vai ra ngoài.
Nỗi đau khi sinh con dễ trôi đi, thay vào đó là niềm vui được chào đón thiên thần bé bỏng.
Với nhiều phụ nữ, niềm vui khi biết mình có thai nhanh chóng qua mau, nhường chỗ cho nỗi lo sợ về việc sinh đẻ.
Cơn đau đẻ thực sự khủng khiếp như thế nào?
Không thể phủ nhận,
sinh con vô cùng đau đớn. Nhưng mức độ đau thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả vị trí của thai nhi. Vị trí thường gặp nhất là đầu em bé quay xuống và bé đối diện với xương sống của mẹ. Vị trí này giúp bé chào đời khá nhanh và người mẹ sẽ không phải chịu quá nhiều đau đớn”.
Trong khi đó, một số sản phụ lại phải chịu nỗi đau tưởng như không thể chịu đựng nổi và phải nhờ tới sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Thời gian chuyển dạ có ảnh hưởng quan trọng tới việc một sản phụ sẽ “cầu cứu” tới một mũi tiêm
gây tê màng cứng bởi vì chuyển dạ càng lâu thì năng lượng tiêu hao càng nhiều.
Một yếu tố khác ảnh hưởng tới mức độ đau của sản phụ là nỗi sợ hãi và lo lắng. Nếu được thư giãn, người mẹ sẽ vượt cạn dễ dàng hơn.
Nhiều khả năng bạn sẽ bị rách âm đạo khi sinh con
Trong nhiều trường hợp, để ngăn ngừa việc rách âm đạo diễn biến nghiêm trọng hơn, bác sĩ hoặc bà đỡ có thể thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn.
Phần lớn sản phụ đều bị rách âm đạo ở một mức độ nào đó khi âm đạo giãn nở và gây áp lực lên đáy chậu. Không ít sản phụ bị tổn thương vùng sinh môn, đây là kết quả của bệnh trĩ trong suốt thai kỳ. Trong nhiều trường hợp, để ngăn ngừa việc rách âm đạo diễn biến nghiêm trọng hơn, bác sĩ hoặc bà đỡ có thể thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn. Đây là vết rạch tới vùng đáy chậu giúp đường ra của bé mở rộng hơn và giảm áp lực.
Bạn sẽ thải nhau thai ra ngoài
Khi em bé chào đời, dây rốn và nhau thai chứa khoảng 1/3 máu của bé, 2/3 còn lại trong cơ thể bé. Dây rốn dày, chặt và có tính đàn hồi, có thể rung động để đẩy máu chạy dọc theo dây rốn tới thai nhi. Sau vài phút, dây rốn sẽ ngừng rung động và người mẹ thường cảm thấy một cơn rặn khác. Trong phần lớn trường hợp, nhau thai sẽ trượt ra ngoài. Cơn co thắt có thể đau nhưng sẽ qua rất nhanh.
Nếu sinh khó, bạn có thể cần sinh mổ
Trong một số trường hợp, sản phụ phải lên bàn mổ bắt con khẩn cấp. Việc này thường xảy ra khi thai nhi ở ngôi mông – chân chứ không phải đầu sẽ ra trước. Nếu quá trình chuyển dạ của một sản phụ diễn ra quá chậm và thai nhi có vẻ bị ảnh hưởng xấu, quyết định cũng thường là mổ đẻ.
Việc sinh mổ thường xảy ra khi thai nhi ở ngôi mông – chân chứ không phải đầu sẽ ra trước.
Em bé sẽ chào đời rất nhanh, trong khoảng 5 phút đầu tiên, sau đó là nhau thai. Sau đó, việc khâu vết mổ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ. Hơn 1/4 sản phụ phải đẻ mổ nhưng đa phần đều muốn sinh tự nhiên, trừ khi buộc phải chọn giải pháp mổ đẻ vì an toàn của cả mẹ và bé. Nhưng nếu việc đó xảy ra, người mẹ không nên coi đó là một thất bại của mình. Ngày nay, việc sinh mổ bé đầu không có nghĩa là phải sinh mổ ở những lần tiếp theo.
Mọi đau đớn đều tan thành mây khói khi bạn được ôm con trên tay
Sau khi phải chịu đựng hàng giờ đau đớn của quá trình vượt cạn, một bà mẹ hẳn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nhưng vượt lên mọi cảm giác đau đớn, kiệt sức, chỉ còn lại niềm hạnh phúc ngọt ngào. Điều quan trọng cần làm ngay lúc này chính là để mẹ và bé da tiếp da. Tất nhiên, trong những trường hợp sinh khó, em bé bị đưa đi kiểm tra nhưng việc đó không mất quá nhiều thời gian. Và ngay khi được đưa về với mẹ, bé rất cần một cái ôm ấp kiểu da tiếp da.
Có rất nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc da tiếp da sau khi sinh.
Cảm giác tuyệt vời được ôm con trong lòng giúp bạn giải phóng hormone oxytocin – tạo sự gắn kết giữa mẹ và bé đồng thời kích thích quá trình sản sinh sữa non. Một khi em bé chào đời, có một khoảng thời gian tĩnh lặng mà các bác sĩ, hộ sinh hay gọi là “Giờ vàng”. Đây là thời điểm quan trọng để chào đón em bé đến với thế giới. Đây là tiếng đầu tiên trong hành trình sự sống ngoài bụng mẹ của em bé bắt đầu bằng việc bé sẽ mở to mắt nhìn bạn, sẽ đòi ăn theo bản năng và sẽ kết nối mật thiết với bạn.
(Nguồn: DM)