Mẹ & bé

Mẹo hay bảo quản rau củ ăn dặm cho bé

Mua rau quả nhiều chất dinh dưỡng về để nấu thức ăn dặm cho con nhưng mẹ có biết rằng nếu không biết bảo quản đúng cách, thực phẩm rất nhanh hỏng, mất chất dinh dưỡng và còn gây hại cho sức khỏe.

Hãy áp dụng những cách bảo quản rau củ chuẩn nhất dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho con nhé.

Không để rau quả cạnh bếp ga

Khí ga có tác dụng kích thích rau quả nhanh chín và vì thế cũng nhanh hỏng. Nếu mẹ chưa muốn dùng ngay những món rau quả mới mua về, hãy để chúng cách xa bếp ga.

Rửa rau quả với giấm trắng

Rửa các loại rau quả với công thức nước rửa là 10 phấn nước và 1 phần dấm trắng. Cách này không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn cũng như thuốc trừ sâu trên vỏ rau quả mà còn giúp chúng lâu bị hư hỏng, thối rữa.

Tránh mùi hôi rau củ

Các loại rau củ quả như hành củ, hành lá, rau mùi… thường có mùi hôi khi để trong tủ lạnh và sẽ ảnh hưởng đến mùi vị các loại thực phẩm khác. Để giảm mùi, mẹ chỉ cần đặt 1 hộp bột nở trong tủ lạnh để hấp thụ mùi hôi và độ ẩm.

Phân loại rau củ quả

 - hình 1

Những nhóm rau củ khác nhau cần có những cách bảo quản riêng, do nhu cầu về điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Không phải tất cả các loại rau đều nên bảo quản trong tủ lạnh. Chẳng hạn, khoai tây chỉ nên đựng trong túi giấy khô màu tối, để ở nơi thoáng mát. Cà chua không nên để trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ làm chúng sẽ mất mùi và mất luôn chất dinh dưỡng rất nhanh.

Loại bỏ những phần bị sâu

Để bảo quản rau củ tươi lâu trong tủ lạnh, trước khi cho vào mẹ hãy cắt bỏ những chỗ bị sâu, úa để tránh lan sang những chỗ khác.

Nếu không sử dụng, không được để nấm dính nước

Nước sẽ làm nấm thối, hỏng cực nhanh. Để nấm trong túi giấy sẫm màu trong tủ lạnh hoặc nơi mát mẻ, khô thoáng. Tránh dùng đồ nhựa hoặc thủy tinh để đựng nấm vì những đồ này dễ bị đọng nước trong tủ lạnh.

 - hình 2

Không dùng bơ thừa

Khi quả bơ đã được cắt ra, tốt nhất là nên ăn hết cả quả càng sớm càng tốt. Nếu mẹ vẫn muốn giữ lại một nửa, hãy giữ lại cả hạt bơ. Vắt một ít nước chanh lên bề mặt thịt bơ bị cắt để tránh cho màu bơ chuyển sang nâu, dùng giấy bọc đồ tủ lạnh để gói lại và bảo quản trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bơ tươi ngon và không bị thâm.

Bịt kín cuống chuối

Chuối tiết ra chất khí ethylene giúp chúng có thể chín một cách tự nhiên và đa phần khí này thoát ra từ cuống của quả chuối. Vì thế, để chuối lâu hỏng, hãy cắt từng quả chuối ra khỏi nải (để tránh việc lượng khi ethylene tập trung quá nhiều, kích thích chuối nhanh chín nhanh nẫu) và bịt kín cuống quả chuối bằng giấy bạc hoặc giấy bóng (có thể dùng giấy chuyên bọc đồ tủ lạnh).

Gói dưa chuột bằng giấy ăn

Gói từng quả dưa chuột trong giấy ăn/ giấy báo rồi đặt tất cả chỗ dưa chuột đó vào túi nilon, để tủ lạnh. Cách này sẽ giúp dưa chuột tươi ngon, không héo không nhũn trong cả 1 tuần lễ.

Rửa sạch rau thơm, rau xà lách, rau diếp mới cho vào tủ lạnh

 - hình 3

Những loại rau này cần rửa sạch nhưng phải để cực kì ráo nước, sau đó mới cho vào túi buộc kín, cho thêm một tờ giấy ăn vào túi (để thấm nước) rồi để tủ lạnh, sẽ giữ được tươi rất lâu.

Tránh để cà chua ngoài trời

Nên chọn mua cho bé những quả cà chua có chỗ chính hồng có chỗ chín vàng vì những quả như thế này thường chín tự nhiên. Phần cuống cà chua sạch thường cứng hơn.

Còn loại chín hồng đều đa số đều có sự tác động.

Cho cà chua vào chỗ tránh ánh nắng mặt trời, trái cà sẽ chín chậm hơn và an toàn hơn.

Nhiệt độ bảo quản

Chọn đúng nhiệt độ cho tủ lạnh cũng là cách tốt để bảo quản rau củ tươi lâu hơn. Tủ lạnh nên được duy trì 34°-40°F (tương đương với 1°-4°C) khi bảo quản rau quả. Bởi vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4°C, làm hư hỏng các loại thực phẩm. Nếu nhiệt độ quá thấp thì rau củ lại dễ bị đóng băng. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản rau củ trong tủ lạnh là từ 1°- 4°C.

aFamily

ăn dặm, bảo quản thực phẩm, cách bảo quản rau củ, thực đơn ăn dặm, chế biến đồ ăn dặm, bé ăn dặm, cho con ăn dặm


      © 2021 FAP
        1,309,650       144