Nếu bạn muốn chế biến các món ăn dặm cho con thật đơn giản để không mất thời gian mà vẫn đủ dinh dưỡng thì có thể tham khảo thực đơn ăn dặm của mẹ Sóc dưới đây.
- Lựa chọn phương pháp cho con ăn dặm:
Sau khi nghiên cứu đủ loại tài liệu về ăn dặm, mẹ Sóc quyết định cho bé ăn kết hợp cả phương pháp
ăn dặm kiểu Nhật và kiểu tự chỉ huy. Nhưng không được bao lâu thì bé không hợp tác với việc đút thìa, từ đó bé được chuyển hẳn sang phương pháp
ăn dặm tự chỉ huy. Mỗi bữa ăn, Sóc sẽ chỉ tập trung vào ăn uống, không ăn rong, không bày trò, không ti vi và ipad, nếu con không thích nữa, mẹ sẽ cho bé dừng ăn luôn.
Chia sẻ về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ Sóc cho biết điều cần đặc biệt lưu ý là thức ăn phải được thái phù hợp với kĩ năng của mỗi bé, bé nên ngồi trên ghế ăn và tự đưa thức ăn vào miệng. Với miếng to quá, bé sẽ tự ọe ra, cần phân biệt ọe khác với hóc. Mẹ nên trang bị cho mình kiến thức xử lý tình huống khi con bị hóc, tuyệt đối không móc tay vào miệng con hay cho con uống nước, dị vật sẽ càng đi sâu vào trong gây ngạt thở.
Cho bé ăn theo phương pháp này, cũng có hôm Sóc chỉ chơi đùa với thức ăn mà gần như chẳng ăn được gì. Dẫu vậy, mẹ cũng không sốt ruột hay đi nấu món khác cho bé ăn bù, mẹ sẽ tôn trọng sở thích ăn uống của bé, đến bữa tiếp theo, bé đói sẽ ăn ngon miệng và nhanh hơn.
- Lưu ý khi chế biến và cách cho con ăn dặm:
Giai đoạn đầu, khi bé còn vụng về, thức ăn thường được thái dài, to khoảng bằng ngón tay của mẹ. Lúc này, thức ăn hầu hết là củ quả luộc, không cho bé ăn thức ăn quá dai, quá trơn hoặc quá nhỏ. Ở giai đoạn này, vì kĩ thuật bốc nhóc của bé chưa thành thạo nên bé không ăn được nhiều tinh bột. Mẹ Sóc thường tăng cường cho bé ăn rau củ luộc và hoa quả.
Khi con đã thành thạo kĩ năng nhai - nuốt và có dấu hiệu thích nhặt những mẩu thức ăn nhỏ hơn là con đã bước qua giai đoạn mới - giai đoạn bốc nhón. Thức ăn lúc này được cắt to hơn một chút và mẹ có thể giới thiệu thêm nhiều loại thức ăn cho bé để đa dạng các món. Giai đoạn này bé đã biết kiểm soát tốt hơn các loại thức ăn đưa vào miệng, đồng thời cũng là giai đoạn bé có nhu cầu tinh bột nhiều hơn nên ngoài rau củ luộc, thịt cá trứng... mẹ Sóc cho bé ăn cả mì, bún, cơm nắm...
Cho đến bây giờ, khi Sóc đã 9 tháng, bé có thể ăn được hầu hết các món như người lớn, trừ các món quá dai và quá cứng, thế nên mẹ rất nhàn trong việc chế biến đồ ăn cho con. Điều khiến mẹ Sóc vui nhất là đều đặn mỗi tháng bé tăng 1cm chiều cao và 200g cân nặng. Đặc biệt, bé rất vui vẻ trước mỗi bữa ăn, bé ăn theo sở thích và mẹ không bao giờ phải ép ăn. Ngay cả khi bé đi du lịch cùng bố mẹ, mẹ Sóc cũng không phải mang theo bất cứ đồ ăn gì vì bé đã có thể ăn cùng các món với bố mẹ.
Ở giai đoạn bắt đầu, con còn vụng về nên thức ăn hầu hết là được thái dài, to khoảng bằng ngón tay của mẹ.
Giai đoạn bốc nhón: Con thích bốc những mẩu thức ăn nhỏ, con đã xử lý thức ăn tốt hơn. Mẹ giới thiệu thêm nhiều loại thức ăn cho bé hơn.
Chả gà hấp, nui, đậu đũa và cà rốt luộc.
Trứng tráng, măng tây luộc, bánh phô mai
Tôm hấp, nui, măng tây luộc.
Chả bò, đậu đũa, củ cải đỏ luộc.
Bơ, thịt lợn viên sốt cà chua, mì udon, đậu đũa.
Củ cải, cà rốt, cơm trộn ruốc cá hồi dầu mè.
Ngô non, thịt bò hầm, đậu Hà Lan.
Cá hồi áp chảo, đậu đũa, ớt chuông.
Bơ, mì udon, tôm hấp
Đậu phụ non, hoa lơ xanh, cà rốt, lườn gà áp chảo.
Ghẹ, ớt chuông, nui nơ, đậu luộc.
Cơm trộn ruốc cá hồi cuốn rong biển, cà rốt, su hào luộc
Mỗi bữa ăn, Sóc rất hào hứng vì được khám phá các món.
Nui sốt cà chua thịt lợn viên, hoa lơ xanh.
Mì udon, rau củ, bò viên.
Trứng đúc thịt, đậu Hà Lan, mì udon, lê, thanh long đỏ.
Nem rán, khoai lang nướng, đu đủ.