Khi đứa trẻ lên cơn giận dữ, nếu cha mẹ không ứng xử phù hợp, cơn giận của trẻ sẽ càng bùng lên hoặc được dìm xuống để đợi dịp bùng phát.
Từ 3 tuổi trở đi, đứa trẻ đã đủ cảm nhận cuộc sống để có thể dám bày tỏ cảm xúc của mình ra xung quanh. Cảm xúc đó có thể có liên quan hoặc không liên quan gì đến bố mẹ. Tùy tính cách từng bé, sự thể hiện cơn
giận dữ sẽ rất khác nhau. Có bé bùng nổ, có bé chỉ âm thầm phụng phịu tí chút.
Có những cách sau đây giúp cho trẻ giảm cơn giận dữ:
Cách 1:
Mời trẻ uống một cốc nước, sau đó yêu cầu trẻ viết lí do giận dữ đó ra giấy và xé tờ giấy đó đi. Nếu trẻ chưa biết viết thì có thể hỏi trẻ về lý do của cơn giận. Sau đó cơn giận sẽ bay biến mất.
Yêu cầu trẻ đóng đinh lên một tấm gỗ đặt ở 1 góc cố định. Sau khi đóng đinh xong, cơn giận của trẻ cũng sẽ biến mất.
Cách 3:
Nói chuyện hài hước với trẻ, đánh lạc hướng trẻ bằng các câu chuyện thú vị.
Cách 4:
Rủ trẻ đi bơi, đi tắm. Sau khi vui đùa với nước mát, cơn giận cũng sẽ biến mất.
Tuy nhiên, nếu tần suất giận dữ của trẻ nhiều thì chúng ta cần có 9 mẹo nhỏ để làm giảm tần suất cơn giận của trẻ như sau:
1. Nắm bắt những biểu hiệu cảnh báo cơn giận
Bạn phải nhận ra các dấu hiệu ban đầu của sự tức giận ở con trẻ. Một số dấu hiệu phổ biến là hàm răng nghiến chặt, cơ thể căng thẳng, nhịp thở tăng… Nếu đã nhận ra những biểu hiện đó, hãy giúp loại bỏ chúng khỏi con bạn. Hãy hợp tác cùng con để giải quyết vấn đề.
2. Tôn trọng trẻ ngay cả khi chúng không tốt
Cố gắng chỉ ra cho bé thấy rằng bé là một đứa trẻ tốt. Nếu bạn vẫn tôn trọng bé kể cả trong thời điểm bé có cư xử không tốt, con bạn sẽ biết những hành vi mà bạn mong đợi từ bé. Điều này cũng sẽ củng cố hành vi tích cực. Ngay cả ở trường, giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này bằng cách nhận xét như: "Con hôm qua rất ngoan, chắc hôm nay con hơi mệt thôi".
3. Tránh tranh cãi khi trẻ tức giận
Hầu hết các bậc cha mẹ cố gắng giải thích với đứa trẻ khi chúng
tức giận. Điều này không có ích và chỉ dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ hơn từ đứa trẻ. Một cách tiếp cận tốt hơn để truyền đạt suy nghĩ và lập luận của bạn cho bé là sau khi trẻ đã bình tĩnh lại. Bé sẽ rộng mở hơn để lắng nghe bạn và cũng có nhiều khả năng hiểu những gì bạn đang nói hơn. Tranh cãi với đứa trẻ khi chúng đang tức giận sẽ chỉ làm tình hình trở nên phức tạp hơn mà thôi.
4. Hãy cảnh giác với cách bạn cư xử khi bạn tức giận
Trẻ em thường làm theo gương của cha mẹ. Nếu bạn bị mất kiểm soát khi tức giận và bắt đầu la hét hoặc đánh người khác, thì con bạn cũng sẽ “sao y bản chính”. Điều này vô cùng quan trọng để kiểm tra hành vi của bạn và thiết lập một ví dụ tốt cho trẻ. Bạn không thể mong đợi bé thay đổi hành vi của mình nếu bạn tự mình "nổ" mỗi khi tức giận.
5. Gần gũi với trẻ trong các hoạt động
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các bậc cha mẹ mắc phải là tự tách mình ra khỏi con cái khi bọn trẻ đang lớn lên. Nếu biết quan tâm đến những gì bé đang làm, bạn có thể giúp làm dịu cơn giận của con. Hầu hết những đứa trẻ tức giận hoặc cư xử không thích hợp thường ít được bố mẹ chú ý. Đừng khó chịu nếu con bạn muốn cùng bạn tham gia một số hoạt động. Hãy xem đây là cơ hội vàng để gắn bó với đứa trẻ.
6. Thiết lập giới hạn khi còn nhỏ
Nếu bạn quá nuông chiều bé trong những năm đầu đời, thì sau đó bé sẽ đòi hỏi tất cả các nhu cầu của mình đều được đáp ứng. Nếu bạn từ chối yêu cầu của bé, bé sẽ nổi giận. Vì thế, bạn cần thiết phải nói "Không" với con trong những trường hợp nhất định, để bé biết rõ ràng về giới hạn của mình.
7. Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả
Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đối phó với cơn giận dữ của trẻ sau này. Cố gắng dạy cho bé cách thể hiện tình cảm
thái độ bằng lời nói của mình thay vì chửi bậy. Chúng cần được biết rằng việc chứng minh một điều gì đó không nhất thiết phải sử dụng những lời lẽ thô tục đó. Ngoài ra, bạn có thể cho bé thấy những điều này bằng ví dụ trong mọi trường hợp.
8. Không nên áp dụng những hình phạt thể chất
Vấn đề không phải là bạn đang tức giận như thế nào với hành vi của con mình. Hãy cố gắng để không xúc phạm tới thể chất của trẻ. Một
hình phạt tốt sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ em và bạn có thể sử dụng những cách khác nhau thay vì đánh, mắng trẻ. Cách bạn cư xử với con của mình khi bạn đang tức giận với chúng sẽ đặt nền móng cho sự tức giận của bé sau này.
9. Tâm sự với trẻ
Khi cha mẹ tạo một mối quan hệ thân tình với con cái như bạn bè, trẻ sẽ tin tưởng thổ lộ những vui buồn của chúng để cha mẹ có những lời khuyên kịp thời với những bức xúc trẻ gặp trong đời. Chính phương thức đó sẽ giúp trẻ dễ dàng xử lý các mâu thuẫn để tránh những cơn tức giận không cần thiết.
TS Vũ Thu Hương (Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội)