Mẹ & bé

Những vật dụng quen thuộc nhưng vô cùng nguy hiểm với trẻ

Những thứ rất nhỏ nhặt và bình thường, nhưng nếu bạn không để ý, chúng có thể gây nguy hiểm khôn lường cho bé.

Chốt giữ khuyên tai
Vật dụng nguy hiểm

Khuyên tai và cả cái chốt giữ đằng sau tai cần phải được giữ cẩn thận, các mẹ không nên bất cẩn đánh rơi vì sẽ rất nguy hiểm nếu bé nhặt được.
Máy tạo ẩm
Vật dụng nguy hiểm

Máy tạo độ ẩm rất lý tưởng khi đặt trong phòng ngủ của bé, nhưng hãy kiểm tra để đảm bảo rằng độ ẩm vừa phải thôi.
Mỹ phẩm 
Vật dụng nguy hiểm

Trẻ con rất hay tò mò, nên chắc chắn chúng sẽ không bỏ qua đống son môi, sơn móng tay, chì kẻ mắt hay cọ đánh phấn. Các sản phẩm này đều chứa các thành phần hoá chất không tốt cho bé và hơn nữa các loại cọ trang điểm có thể mang rất nhiều vi khuẩn.
Bong bóng
Vật dụng nguy hiểm

Một trong những "nhân vật quan trọng" ở mọi bữa tiệc sinh nhật, các loại bong bóng đã thổi phồng lên và đặc biệt là bong bóng còn nguyên chưa thổi rất nguy hiểm đối với trẻ em, chúng có thể sẽ bị nghẹn khi nuốt vào. Ở Mỹ người ta còn khảo sát thấy 43% các ca tử vong từ các sản phẩm dành cho trẻ em là từ bong bóng cao su.
Màu vẽ
Vật dụng nguy hiểm

Nhiều bậc cha mẹ đã bắt đầu lo ngại về việc tiếp xúc của con (phần lớn dưới 6 tuổi) với các dụng cụ vẽ. Nghệ thuật là để nuôi dưỡng sức sáng tạo của trẻ, nhưng hãy luôn để mắt giám sát khi bé chơi với những đồ dùng đó, chọn mua những vật liệu không độc hại, không tẩm hóa chất.
Túi ni lông
Vật dụng nguy hiểm

Có lẽ bạn không nghĩ gì nhiều khi mua đồ ăn cho con (hay cho cả nhà), nhưng cái túi nhựa hay túi ni lông để đựng chúng lại là một mối nguy hiểm lớn cho bé ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trẻ có thể bị nghẹt thở khi chơi với những cái túi đó, có thể là trẻ sẽ nghịch ngợm trùm túi lên đầu và không gỡ ra được, gây ngạt thở.
Nến 
Vật dụng nguy hiểm

Không chỉ là tránh xa những cây nến cháy rực, mà các mẹ còn nên cẩn thận với loại nến thơm, nến cốc bởi vì lúc khi bé đụng vào có thể nóng tay hoặc bị nghiêng và đổ sáp lên tay bé.
Bông tai
Vật dụng nguy hiểm

Các bác sĩ vẫn luôn khuyên rằng phải cẩn thận khi đưa bông vào trong tai, ngoài ra thêm một lí do nữa để dè chừng là khi trẻ em cầm lên chơi cũng rất dễ gây nghẹn hoặc đâm vào mắt hay mũi.
Nắp chai
Vật dụng nguy hiểm

Sau khi uống hết nước, các mẹ nên nhớ đậy nắp lại và vặn cho thật kỹ. Một khi bé thấy chiếc nắp rơi ở đâu đó trên sàn nhà, chắc chắn bé sẽ cho ngay vào miệng.
Đồ ăn cho chó
Vật dụng nguy hiểm


Thực phẩm dành cho thú cưng nên để ngoài tầm với của bé, bởi vì đối với người lớn thứ đó hơi ghê, nhưng đối với trẻ con, thứ đồ ăn đó hoàn toàn rất hấp dẫn.
Bao đựng ống hút
Vật dụng nguy hiểm

Hộp sữa rất tiện lợi cho trẻ, có thể vừa đi vừa uống, hoặc mẹ có thể bỏ vào cặp cho trẻ lấy ra uống vào giờ ra chơi. Nhưng hãy dặn bé cẩn thận với bao trong đựng ống hút. Phần răng cưa có thể gây xước cho bàn tay trẻ (vì làn da của bé rất là mỏng) và trẻ cũng vô tư nuốt vào bụng.
Bọc tai nghe
Vật dụng nguy hiểm

Cái bọc tai nghe rất tiện lợi, giúp tai bạn thoải mái, êm ái hơn khi nghe nhạc. Nhưng khi bạn lỡ làm rơi mất đâu đó trong nhà, nhất định phải tìm cho ra trước khi trẻ tìm ra và cho vào trong miệng.
Chun buộc tóc
Vật dụng nguy hiểm

Bà mẹ nào chắc cũng có một nhúm dây buộc tóc bằng vải hoặc bằng cao su trong nhà. Thế nên, đừng để bé tiếp xúc với chúng để không có chuyện gì xấu xảy ra cho bé.
Nam châm
Vật dụng nguy hiểm

Khi những viên nam châm nhỏ bị nuốt vào, chúng hút nhau trong hệ thống tiêu hóa tạo ra lỗ gây rách dạ dày và đường ruột. Những viên nam châm này thường có trong đồ chơi trẻ em hoặc các vật dụng gia đình.
Trang sức của bé 
Vật dụng nguy hiểm

Nhiều vật phẩm trang sức kim loại được bán ra vẫn còn lượng chì khá cao, đó chính là một chất độc khi ăn phải có thể dẫn đến việc tư duy và hành vi của trẻ có vấn đề. 
Nắp bút
Vật dụng nguy hiểm

Những chiếc nắp bút nhìn bé bé, xinh xinh, vừa vặn trong bàn tay bé, nhưng thật ra là thứ cực kỳ nguy hiểm khi nuốt vào.
(Nguồn: Momtastic)
aFamily

nguy hiểm, nguy hiểm sức khỏe, an toàn cho bé, vật dụng tiện ích, đồ chơi an toàn, hóc dị vật ở trẻ, phòng tránh tai nạn cho trẻ


      © 2021 FAP
        1,311,674       612