Điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể làm để vượt qua cảm giác tệ hại đó là đừng quá nghiêm khắc với bản thân.
Buổi sáng của tôi thường bắt đầu trước khoảng 2 tiếng đồng hồ để lên lịch và chuẩn bị để lũ trẻ có thể lên xe buýt đi học đúng lịch trình.
Trong khi tôi gói đồ ăn nhẹ và làm bữa sáng thì đứa con trai 9 tuổi của tôi bắt đầu gào lên một cách đầy cáu kỉnh bởi vì thằng bé đã quên làm bài tập về nhà.
Tôi đã cố gắng trấn an con rằng nó vẫn còn có thời gian để làm bài tập nhưng dường như điều đó không thể khiến thằng bé bình tĩnh hơn.
“Con không muốn đi học. Con ghét việc đến muộn. Con ghét trường học”.
Sự mè nheo mỗi lúc ngày càng tiếp tục và nó kéo dài suốt 30 phút đồng hồ.
Vừa cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến thằng bé bực mình, vừa dỗ dành khiến thằng bé cảm thấy thoải mái tôi đã vừa phải nhắc nhở thằng bé liên tục về việc nếu không nhanh nhẹn thì sẽ lỡ chuyến xe buýt.
Lúc đó tôi lại nghe thấy những tiếng qua lại của 2 cậu con trai:
“Anh ấy đánh con”.
“Anh ấy đánh con trước”.
Ngay lập tức tôi phải nói: "Không khóc nữa. Không đứa nào muốn đi học à”.
Tôi phản ứng lại trước những tiếng khóc, tiếng mách tội của các con: “Đừng đánh lại anh trai của con. Đừng rên rỉ nữa. Hãy nhanh nhẹn lên. Mẹ sẽ không thể tự lái xe đưa các con đến trường nếu các con làm lỡ chuyến xe buýt”.
Sau đó tôi quay ra thì thấy cô con gái của mình đã quyết định mặc bộ đồ tắm đến trường. Con bé có vẻ rất thích thú với bộ quần áo đó.
Tôi nhìn con gái và nhận thấy rằng tôi vẫn còn 1 tiếng trước khi xe buýt của nó đến. Tôi có thể tạm gác việc xử tình huống này sang một bên và quay trở lại với cuộc chiến của các cậu con trai.
Giữa lúc lộn xộn, rối bù thì thằng bé tuổi teen của tôi bỗng gào lên rằng nó không tìm thấy điện thoại của nó.
Có vẻ như cả thế giới đang đến ngày tận thế. Làm sao mà một cậu bé tuổi teen lại có thể đến trường mà không mang theo điện thoại? Ngay cả biến đổi khí hậu, bất bình đẳng về kinh tế hay mối đe dọa về khủng bố cũng không thể “tàn khốc” như sự kiện này.
Và thế là chúng tiếp tục khóc. Tiếp tục đánh nhau. Tiếp tục gào thét.
Tôi đã xử lý tình huống một cách hoàn hảo bằng việc nói con đừng nghĩ đến việc tìm điện thoại ở đâu nữa và nếu nó không nhanh nhẹn ra xe buýt thì tôi sẽ không bao giờ mua cho nó thêm một chiếc điện thoại nào nữa.
Thằng bé có vẻ nghe lời tôi và sau đó quyết định đi học. Thằng bé 9 tuổi vẫn không hài lòng nhưng cuối cùng nó cũng phải chấp nhận thực tế vì xe buýt của nó đã đến.
Khi cửa xe mở ra và đó cũng là lúc tôi nhìn thấy con gái của bạn. Con bé đang nói chuyện với bạn trên xe và cười thật tươi với tôi. Tóc của con bé được thắt bím gọn gàng. Con bé mặc chiếc áo khoác rất hợp với cái mũ đội trên đầu và trông con bé thật đáng yêu như hàng ngày vẫn vậy.
Nhưng sau đó vì một lí do gì đó tôi đã nhìn xuống chân của con bé. Con bé đang không đi đôi bốt như thường ngày mà đi một đôi giày phù hợp hơn để đi trong mùa xuân. Và chân con bé không đeo tất.
Ngay lập tức tôi đã tưởng tượng ra điều gì đã xảy ra. Có thể là lúc đó bạn đang cố gắng đưa đứa khác ra khỏi cửa và con bé đã chạy ra khỏi nhà trước khi bạn kịp nhìn thấy nó. Có thể là bạn có một cuộc họp quan trọng ở công ty mà bạn không thể bỏ lỡ và một người khác đã thay bạn chuẩn bị cho lũ trẻ trước giờ đi học.
Có thể là con bé đã không thể tìm thấy bốt của mình và bạn đã phải mất cả buổi sáng để lộn tung ngôi nhà lên tìm giày cho con bé? Hoặc có thể là bạn quá mệt mỏi trong việc “đấu tranh” với con và cuối cùng đành nói: “Được rồi. Con có thể đi học bằng đôi giày ấy”.
Tôi không biết lí do là gì. Nhưng nó là như thế nào thì tôi cũng muốn bạn biết rằng trong giây phút đó tôi cảm thấy mình không đơn độc.
Tinh thần của tôi dường như đã phấn chấn hơn và tôi có thể thuyết phục con gái cởi bộ đồ tắm đang mặc và thay bằng bộ đồ phù hợp hơn mà không hề có cuộc chiến nước mắt.
Bạn đã làm cho ngày mới của tôi bớt tồi tệ hơn.
Các bà mẹ thường quá nghiêm khắc với bản thân mình và với cả những người khác. Và khi đó tôi nhận ra một điều: “Điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể làm với nhau đó là đừng quá nghiêm khắc với bản thân".
Thân,
Kathy
Kathy Radigan là một nhà văn, blogger và bà mẹ của 3 đứa con sống tại Mỹ. Cô thường đăng những bài viết sâu sắc của mình về phụ nữ lên blog cá nhân hàng tuần vào ngày Chủ nhật và nhận được nhiều chia sẻ, đồng cảm của các bà mẹ. |