Bác sỹ phụ sản Michele M. Hakakha, tác giả của cuốn sách
"Chờ đợi 411: Lời giải đáp rõ ràng và Tư vấn thông minh cho thai kỳ của bạn", nói rằng: "Rất nhiều điều có thể xảy ra đối với cơ thể một người
phụ nữ mang thai, và hầu hết đều gây sốc, có thể kể tên một vài triệu chứng như: lông mọc trên bụng, ợ hơi và táo bón, tăng tiết dịch âm đạo và cả bệnh trĩ. Đây không phải điều mà phụ nữ hay tâm sự với nhau, do vậy cũng không thể tránh khỏi đôi chút lúng túng."
Dù bạn cảm thấy rất bối rối, nhưng cũng đừng nên e ngại. Các bác sỹ phụ sản cần biết những điều đang xảy ra với cơ thể bạn để chắc chắn tình trạng mang thai của bạn vẫn tiến triển tốt.
Hầu như tất cả phụ nữ
mang thai đều bị đầy hơi. Đó là bởi vì việc mang thai dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về nội tiết tố có thể làm chậm đường tiêu hóa của bạn.
Do việc kiểm soát các cơ của bạn không còn được như trước, bạn khó có thể kiềm chế điều này. Michelle Smith - tác giả của cuốn "Những bí mật cấm kị khi mang thai: Hướng dẫn chi tiết"cho biết: "Khi không có thai, bạn hầu như biết ngay khi nào muốn trung tiện và kìm chế lại. Nhưng khi đang mang thai, bạn sẽ gặp cảnh: "Ôi trời, mình vừa đánh rắm trước mặt mọi người ở nhà chồng? Mình biết giấu mặt đi đâu bây giờ?"
Mặc dù bạn không thể thay đổi được vấn đề này hoàn toàn nhưng bạn có thể giảm vấn đề này bằng cách tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống.
"Tập thể dục giúp tăng nhu động đường ruột, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn" - Hakakha nói. "Thức ăn càng mất ít thời gian nằm một chỗ để lên men thì càng ít gây đầy hơi. Một số loại thức ăn có thể tăng khả năng gây đầy hơi nên tốt nhất là nên tránh hoàn toàn, chẳng hạn như: nước uống có ga, các loại đậu, bông cải xanh, súp lơ, và hoa quả sấy khô".
Các sản phẩm từ sữa cũng có thể dẫn tới đầy hơi khi mang thai. "Nhiều phụ nữ uống sữa mỗi ngày trong thời gian mang thai vì nghĩ rằng điều đó tốt. Hãy thử sữa không chứa lactoze hoặc các loại thực phẩm giàu canxi khác nếu bạn không dùng sản phẩm chứa lactozơ" Sonja Kinney, phó giáo sư khoa sản phụ tại Đại học Trung tâm Dược Nebraska cho biết.
Khi mang thai, phụ nữ thường khó nhịn tiểu. Ảnh minh họa
2. Khó nhịn tiểu
Bạn có thể đã nghe nói về những trường hợp phụ nữ mang thai hắt hơi và vô tình tiểu luôn ra sàn khi đang đứng giữa bạn bè hoặc đồng nghiệp. Hầu hết phụ nữ mang thai đã trải qua điều căng thẳng này - vô tình són tiểu khi ho, hắt hơi, hoặc cười to - dù là vài giọt nhưng vẫn có thể khiến họ bối rối.
Nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ dùng băng vệ sinh trong những tháng cuối của thai kì phòng trường hợp khó nhịn tiểu. Biện pháp khác năng đi vào phòng vệ sinh hơn.
"Khi thai nhi lớn lên và tử cung to ra, thai nhi cuối cùng sẽ đè ngay lên đỉnh bàng quang. Nên đi tiểu mỗi hai giờ, ngay cả khi cảm thấy không cần phải đi, sẽ làm giảm khả năng són tiểu."" - Hakakha giải thích.
3. Lông phát triển
Trong thời gian mang thai, các hormone khiến lông mọc ở những nơi không mong muốn. "Hầu hết phụ nữ mang thai đều thấy ngây ngất khi biết rằng họ sẽ sớm được trưng diện mái tóc xinh đẹp. Nhưng khi nói về lông ngực, bụng và mặt, sự phấn khích sớm biến thành nỗi kinh hoàng." Wax hoặc nhổ lông bằng nhíp là phương pháp an toàn nhất để loại bỏ lông khi mang thai.
4. Nhạy cảm với mùi vị
Một số phụ nữ nhạy cảm quá mức với mùi vị trong
quá trình mang thai. Nhiều người cảm thấy rất khó chịu với thực phẩm nặng mùi, chẳng hạn như thịt gia cầm hoặc hải sản. Một số ít người cảm thấy khó chịu ngay cả với mùi trên cơ thể mình, điều này là điều có thể khiến họ thấy xấu hổ.
"Đôi khi bạn có thể ngửi thấy mùi từ âm đạo của mình, đặc biệt là về phía cuối của thai kỳ. Điều này có thể là do bạn có nhiều chất nhầy. Một số người cảm thấy lo lắng về mùi và mang theo khăn ướt bất cứ nơi đâu. Nhưng không ai nhận thấy cả đâu. Không phải do bạn nặng mùi hơn, mà do khứu giác của bạn đã trở nên nhạy cảm hơn nhiều." - Hoover nói.
Hãy cho bác sỹ biết nếu xảy ra trường hợp nhận thấy mùi hôi âm đạo nặng để loại trừ khả năng nhiễm nấm, điều này có thể được xử lý một cách an toàn với thuốc chống nấm dùng trong khi mang thai.
5. Bệnh trĩ
"Bệnh trĩ là điều chắc chắn xảy ra khi một người phụ nữ mang thai." - Hakakha nói. "Nó thường đi kèm với táo bón và những khó chịu nảy sinh khi cố gắng đào thải. Tất cả chúng ta đều biết rằng táo bón là một trong những điều gây than vãn phổ biến nhất khi mang thai."
Có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh trĩ bằng cách phòng tránh táo bón. Cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, và sử dụng dược phẩm làm mềm phân.
"Bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung chất xơ" - Smith khuyên.
Việc mang thai sẽ làm giảm ham muốn tình dục.
6. Nổi mụn
Nổi mụn khắp nơi khá phổ biến - đặc biệt là khoảng thời gian đầu mang thai - vì các hormones sản sinh thêm bị kích thích trong cơ thể bạn.
"Hầu hết các chất tẩy rửa mụn trứng cá là an toàn vì sản phẩm không lưu trên da bạn trong thời gian dài. Nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm trị mụn nào." - Hakakha nói. "Sử dụng thuốc trị mụn một cách thận trọng, chỉ trên vùng bị mụn. Sản phẩm có chứa axit salicylic, benzoyl peroxide, và axit azelaic khá an toàn để sử dụng với liều lượng nhỏ."
7. Sự cố về "chuyện ấy"
Việc tăng cân và những thay đổi thể chất khác có thể làm cho bạn cảm thấy mình kém hấp dẫn đối với bạn đời. Đừng để điều đó dẫn đến những sự cố về "chuyện ấy"."Một số người cảm thấy xấu hổ về cơ thể mình khi gần gũi.
Vấn đề "nước nôi" gặp thay đổi. Có thể có nguy cơ âm đạo bị sưng. Họ sẽ cảm thấy rất khó chịu và không cảm thấy mình hấp dẫn." - Kinney nói.
Nếu bạn đang gặp rắc rối khi nói điều này với bạn đời, hãy cân nhắc việc mời anh ấy tới khám phụ khoa cùng, đặc biệt là nếu bạn đã thảo luận các vấn đề liên quan tới "chuyện ấy" với bác sĩ ở lần hẹn trước. Các bác sỹ nói rằng đây điều bình thường và có thể giúp đỡ được." Kinney nói.
(Nguồn: webmd)