Mẹ & bé

Những điều bạn chưa từng biết về cách nuôi dạy con của cha mẹ Mỹ

Dưới đây là những chia sẻ gây ngạc nhiên của nhiều bà mẹ ở các quốc gia khác nhau đang sinh sống ở Mỹ về cách nuôi dạy con của cha mẹ Mỹ.

Điều gì khiến các bà mẹ ngạc nhiên khi nhìn cha mẹ Mỹ nuôi dạy con? Dưới đây là những chia sẻ về việc nuôi dạy con ở Mỹ của 9 bà mẹ đến từ các các quốc gia khác nhau đang sinh sống ở Mỹ. Họ là những người phụ nữ đến từ các nước khác nhau như Nhật, Ấn Độ, Brazil, Pháp... Có những điều họ học hỏi được nhưng cũng có những điều khiến họ ngỡ ngàng.
Về thực phẩm
"Ngũ cốc khô được coi là món ăn nhẹ ưa thích của trẻ em Mỹ. Thường chúng sẽ được đựng trong những chiếc hộp đa dạng màu sắc. Ở Đan Mạch, bữa ăn phụ của trẻ gồm một lát bánh mỳ đen với pho mát bọc trong giấy thiếc hoặc một quả táo. Tôi phải thừa nhận đến bây giờ  gia đình tôi cũng có một hộp đựng thức ăn nhẹ ưa thích" - Lee Jensen, một người mẹ Đan Mạch sống ở Mỹ chia sẻ.
Những điều các bà mẹ ngạc nhiên khi chứng kiến người Mỹ nuôi dạy con
Lee Jensen, một người mẹ Đan Mạch sống ở Mỹ chia sẻ.
"Điều đáng ngạc nhiên nhất với tôi là hộp cơm trưa ở Mỹ. Ở Nhật, chúng tôi coi bữa trưa khá quan trọng. Một hộp cơm trưa thông thường gồm có trứng, gà quay, rau... Bữa trưa là một bữa ăn đầy đủ. Nhưng khi sống cùng chồng tôi là một người Mỹ - lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh chuẩn bị hộp cơm trưa cho con trai gồm bánh mỳ, đậu phộng, khoai tây chiên.... tất cả chỉ có vậy và chồng tôi khẳng định đó là việc bình thường và các con vẫn sẽ khỏe mạnh" - Reika Yo Alexander, một người mẹ Nhật hiện sống ở Mỹ chia sẻ.
Về sự an toàn
"Tôi ngạc nhiên khi chứng kiến việc giám sát trẻ em ở Mỹ. Ở Nhật, trẻ em tự đến trường một mình. Ngay khi vừa vào lớp 1, trẻ tự đi bộ, đi tàu điện ngầm và xe buýt đến trường thậm chí ngay cả ở thành phố Tokyo náo nhiệt thì trẻ em cũng sẽ được khuyến khích làm việc này. Ở Mỹ hoàn toàn khác biệt. Tôi đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến một người bạn của tôi đang sống ở New York đưa cậu con trai 12 tuổi đến trường hàng ngày. Con trai tôi 5 tuổi, bắt đầu vào lớp một và nếu thằng bé đi bộ đến trường thì chỉ mất 5 phút. Nhưng nếu tôi để cháu tự đi bộ, tôi sẽ bị bỏ vào tù. Vì vậy mà tôi vẫn phải cùng con đi bộ tới trường hàng ngày", Reika Yo Alexander chia sẻ.
Những điều các bà mẹ ngạc nhiên khi chứng kiến người Mỹ nuôi dạy con
Reika Yo Alexander và con trai 5 tuổi của cô.
"Không giống như ở Romania, nước Mỹ có một ngành công nghiệp dành cho trẻ em rất phát triển. Họ có thực phẩm đặc biệt cho trẻ em, đồ dùng đặc biệt cho trẻ em, những biện áp an toàn đặc biệt và đồ dùng đặc biệt cho trẻ em. Ở Romania, trẻ em ăn bằng thìa bình thường và uống bằng cốc bình thường. Chúng chơi những đồ chơi không có gì là đặc biệt trong giai đoạn phát triển trí não cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Trước khi tới Mỹ, tôi cũng chưa bao giờ nghe về việc bảo vệ an toàn cho trẻ con, nhưng giờ, tôi khá lo lắng về việc con cái có thể tự làm mình đau. Tôi thường bị ám ảnh bởi những giá sách trong nhà có thể rơi bất cứ lúc nào", Arabella Hester, một bà mẹ Romania hiện đang sống California chia sẻ.
Những điều các bà mẹ ngạc nhiên khi chứng kiến người Mỹ nuôi dạy con
Arabella Hester luôn lo sợ con có thể không được an toàn.

"Ở Đan Mạch, trẻ em thường nằm ngủ trưa trong một chiếc xe đẩy lớn ở ngoài trời, còn ở Mỹ thì không được phép làm việc này. Chúng tôi tin giấc ngủ trưa dưới không khí trong lành sẽ tốt cho em bé. Không phải chỉ ở những gia đình có nhà riêng mà kể cả những gia đình ở khu chung cư cũng có thể làm như vậy. Ở Đan Mạch, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những xe đẩy có em bé đang ngủ ở ngoài cửa hàng, quán cafe để bố và mẹ có thể tranh thủ mua sắm hoặc gặp gỡ bạn bè uống cà phê. Những bà mẹ ở Đan Mạch thường không phải lo lắng về điều này nhưng ở Mỹ thì việc này là điều không tưởng," - bà mẹ Lee Jensen cho biết.
 
"Khi con gái được 6 tháng, tôi cho bé đeo bông tai. Theo văn hóa Brazil, tất cả các em bé gái sau khi sinh ra đều được đeo bông tai ở bệnh viện. Nhưng người Mỹ sẽ thực sự ngạc nhiên khi thấy một bé gái 6 thán tuổi đã đeo bông tai. Tôi đã nhận được những  \cái nhìn không thiện cảm khi họ thấy con gái tôi đi xe ba bánh mà không đội mũ bảo hiểm mặc dù con bé chỉ đi trên con đường phía nhà tôi. Tôi cảm nhận được sự phán xét của người Mỹ" - Ana Willenbrock, một người mẹ Brazil hiện sống ở Montana, Mỹ cho biết.
 
Về tính cộng đồng
 
"New York là một nơi cực kỳ dễ dàng cho các bà mẹ muốn kết bạn. Bạn có thể kết bạn tình cờ với những người bạn ở sân chơi. Tôi đã kết bạn với một một bà mẹ khi tôi đang đi picnic với các con ở trong công viên. Tất nhiên tôi chưa bao giờ kết bạn như thế này trước đây. Bạn luôn luôn có thể gặp ai đó để nói chuyện khi bạn có em bé và tôi nghĩ những người phụ nữ Mỹ đặc biệt thân  thiện", Gemma Burgess, một người mẹ Hongkong hiện sống ở New York chia sẻ.
Những điều các bà mẹ ngạc nhiên khi chứng kiến người Mỹ nuôi dạy con
Gemma Burgess, một người mẹ Hongkong hiện sống ở New York.
Những điều các bà mẹ ngạc nhiên khi chứng kiến người Mỹ nuôi dạy con
Sandra Ajanaku - mẹ Hà Lan hiện sống ở New York.
Về cách cư xử
"Tôi ngạc nhiên khi trẻ em Mỹ  từ 1 tuổi đã biết nói câu "xin vui lòng, cảm ơn, xin lỗi". Những câu nói này không được tích cực dạy ở Ấn Độ. Một điều khác biệt nữa các ông bố bà Mỹ sẽ cố gắng  tránh xa câu nói như “bởi vì mẹ/ bố nói như vậy” và họ giải thích thực tế những vấn đề với con cái họ. Một điều đáng ngưỡng mộ bố mẹ Mỹ là họ đi vào những lý do cụ thể để cho trẻ biết vì sao mọi việc lại diễn ra theo cách như vậy" - Nitya Karthik, mẹ Ấn Độ hiện sống ở New Jersey chia sẻ.
 
Những điều các bà mẹ ngạc nhiên khi chứng kiến người Mỹ nuôi dạy con
Nitya Karthik cùng hai con đáng yêu.
"Trẻ em ở Mỹ có sự tự do tuyệt vời mà trẻ em ở Romania không có được. Ở Mỹ, trẻ em được cho phép đưa ra quyết định khi còn nhỏ, trẻ được nêu ra ý kiến và cách giải quyết. Ở Romania, cha mẹ và những người lớn tuổi có nhiều quyền hạn hơn và trẻ em có vẻ quy củ hơn. Đồng thời, chúng thường rụt rè, xấu hổ và tuân thủ hơn. Để tìm ra sự cân bằng trong việc nuôi dạy con theo những cách tốt nhất từ cả hai nước đối với tôi thật sự rất khó khăn".
- Arabella Hester, một người mẹ Romania hiện sống ở California chia sẻ.
Những điều các bà mẹ ngạc nhiên khi chứng kiến người Mỹ nuôi dạy con
Gia đình hạnh phúc của Johanna Trainer - một người mẹ Pháp hiện sống ở California.
"Đôi khi tôi yêu nước Mỹ vì tính cộng đồng ở nơi đây. Mọi người nhường ghế cho những phụ nữ có thai trên tàu điện ngầm và xe buýt, nói “xin chào” khi gặp nhau ở ngoài đường và giúp các bà mẹ di chuyển xe đẩy em bé xuống cầu thang. Lần đầu tiên đặt chân đến đây, khi tôi đang mở bản đồ trên tàu điện ngầm thì mọi người đã hỏi ngay tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở sân chơi, trẻ em được dạy dỗ phải trao đổi và chia sẻ với nhau. Điều này hoàn toàn không được dạy ở nước Pháp", Johanna Trainer, một người mẹ Pháp hiện sống ở California cho biết.
 Melanie Roüan, một người mẹ Pháp hiện sống ở New York.
Về việc học tập ở trường
"Các trường học ở Mỹ luôn cố gắng tiếp xúc với cha mẹ nhiều. Cha mẹ thường xuyên tham gia những chuyến đi và sự kiện với con cái. Ở Nhật, không có chuyện như vậy. Ở Mỹ, thật tốt là chúng tôi có thể hướng dẫn con làm bài tập về nhà. Bố mẹ ở Nhật chưa bao giờ giúp con cái về bài tập về nhà cả" - Reika Yo Alexander cho biết.
Về thời gian ngủ
"Ở Mỹ, chúng tôi có những người bạn cho con đi ngủ lúc 7 giờ tối. Việc cho trẻ đi ngủ sớm rất tuyệt vì bố mẹ có thể có nhiều thời gian để xem phim và thư giãn cùng nhau.mCòn tôi đến từ một nước mà mọi người ra ngoài ăn tối lúc sớm nhất là 9 giờ 30 tối nên bản thân tôi không thể ăn tối trước 7 giờ 30. Đôi lúc con gái 2 tuổi của tôi còn đi ngủ sau 10 giờ tối nếu cháu không mệt và không cần phải dậy sớm vào ngày hôm sau. Tôi thì nghĩ tại sao mình không dành nhiều thời gian chơi với con hoặc đọc sách với con vào buổi tối?" - Ana Willenbrock chia sẻ.
 
Về công việc/ cân bằng cuộc sống
"Ở Mỹ việc bạn muốn thuê một người trông trẻ vào buổi tối là điều hoàn toàn bình thường. Ở Nhật, phần lớn các gia đình không có người trông trẻ. Cá nhân tôi thì cho rằng việc dành thời gian cho trẻ là quan trọng nhưng nếu có được sự giúp đỡ cũng không có vấn đề gì. Cha mẹ cũng cần có cuộc sống riêng nên ở Mỹ, bố mẹ được khuyến khích đi ra ngoài, vui vẻ" - Reika Yo Alexander cho biết.
Ana Willenbrock, một người mẹ Brazil hiện sống ở Montana.
Về tâm lý
"Một trong những điều mà tôi ngạc nhiên nhất là sự lo lắng cực độ về việc nuôi dạy con ở Mỹ. Có vô số bài trên blog, diễn đàn, thảo luận và tranh luận về các khía cạnh khác nhau của việc nuôi con. Họ có thể lo lắng về việc cho con bú, để con ngủ cùng hay cho con ngủ riêng ở phòng con; homeschooling (học tại nhà) hay học ở trường công – và nhiều hơn nữa. Bố mẹ Ấn Độ thì không tranh luận về những việc này. Hầu hết các bậc cha mẹ ở đây rất lo lắng về việc làm "đúng" khiến cho áp lực càng đè nặng hơn" - Nitya Karthik chia sẻ.
"Ở Mỹ, nuôi dạy con dường như theo sự hướng dẫn trong sách vở. Bạn vừa phải nuôi dạy con theo phương pháp gần gũi gắn bó và theo phương pháp Ferberize/ để trẻ khóc một mình cho đến khi tự đi vào giấc ngủ. Thực tế, tôi nghĩ tất cả mọi người đều ở giữa hai phương pháp này nhưng sách vở dường như tạo thêm sự bất đồng giữa các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ. Đây là một điều khó khăn để nuôi dạy một đứa trẻ trong môi trường này. Ví dụ, cách đây 2 tuần, tôi đã lên mạng tìm hiểu xem liệu tôi có nên đánh thức em bé sơ sinh dậy khi mà cháu đã ngủ cả ngày. Tất cả trang trên báo Mỹ nói rằng CÓ, hãy đánh thức em bé dậy sau ba giờ để cho ăn. Nhưng những trang trên báo Pháp thì nói KHÔNG, không bao giờ đánh thức một em bé đang ngủ cả. Nếu bạn không có họ hàng nào cả và dựa vào Google thì cũng có thể bị nhầm lẫn" - Johanna Trainer, một người mẹ Pháp hiện sống ở California chia sẻ.
"Khi lần đầu chuyển đến Mỹ, tôi được tiếp xúc với một người giữ trẻ Hà Lan. Cô chia sẻ với tôi rằng cha mẹ Mỹ đối xử với con như những người lớn với thái độ rất trân trọng. Ở Hà Lan, trẻ em được yêu cầu nên làm gì và không nên làm gì. Nhưng ở Mỹ thì luôn luôn có những lựa chọn và đề nghị với con:  “Chúng ta cùng về nhà bây giờ chứ?”, “Con muốn uống nước táo ép hay nước nho?”, “Mẹ nghĩ bạn con chắc sẽ thích nếu con chia sẻ với bạn ấy”. Mặc dù tôi là người Hà Lan nhưng tôi lại thích nói những câu nói này hàng ngày" - Sandra Ajanaku, một người mẹ Hà Lan hiện sống ở New York chia sẻ.

Loạt bài nhữngtrải nghiệm làm cha mẹở khắp nơi trên thế giới qua lăng kính của những bà mẹ đến từ các đất nước khác nhau tiếp tục được đăng tải trên Mẹ&Bé. Những thông tin mới mẻ, có phần lạ lẫm và đầy thú vị qua những chia sẻ gần gũi và chân thật sẽ giúp các bà mẹ có một cái nhìn thực tế hơn về việc làm cha mẹ ở các nước trên thế giới. 

Nếu bạn cũng là một mẹ Việt đang sống ở nước ngoài và có những trải nghiệm làm mẹ của riêng mình, hãy chia sẻ với chúng tôi qua email mevabe@afamily.vn để cùng viết thêm những câu chuyện ý nghĩa về việc làm cha mẹ. Chân thành cảm ơn sự ủng hộ và chia sẻ của các bố mẹ!

aFamily

mẹ nhật, nuôi dạy trẻ, nuôi dạy con, nuôi dạy con ở mỹ, dạy con kiểu mỹ, mẹ việt ở nước ngoài, mẹ việt ở tây, làm cha mẹ


      © 2021 FAP
        1,326,648       160