Mẹ & bé

10 cách giúp mẹ dạy bé nhanh biết nói

Phát triển ngôn ngữ cho con là một trong những băn khoăn lớn nhất của nhiều bố mẹ. Ngoài trường học, thì môi trường gia đình là nhân tố cực kỳ quan trọng giúp bé học nói tốt hơn.

Mẹ hãy trở thành cô giáo đầu tiên dạy con biết nói và hãy biết ngôi nhà thành trường học giúp phát triển ngôn ngữ cho con với 10 cách cực kỳ đơn giản và hữu ích dưới đây:
1. Tạo một thư viện nhỏ trong nhà ở vị trí thuận tiện để bé tự lấy được sách
Bạn nên để những cuốn truyện hoặc sách trẻ em ở bất kỳ phòng nào trong nhà mà các con có thể dễ dàng lấy và sử dụng. Một giá sách luôn có sẵn vài cuốn truyện phù hợp với độ tuổi trong phòng ngủ và phòng khách là cần thiết phòng khi bé muốn nghe bạn kể chuyện.
2. Cùng bé sáng tạo một quyển sách
Trẻ luôn thích được làm việc cùng với cha mẹ, muốn giúp đỡ người lớn và trở thành tâm điểm của sự chú ý. Bạn có thể cùng bé thực hiện một dự án nho nhỏ như sưu tầm những bức ảnh gia đình và làm một quyển sổ lưu niệm. Trong mỗi trang hay hình ảnh hãy dán vào một chữ cái, tên gọi, địa điểm liên quan. Bé chắc hẳn sẽ rất thích được nhìn thấy những người mình yêu quý, đồng thời học thêm một vài chữ cái, từ vựng, dần dần con có thể kể lại câu chuyện liên quan đến bức ảnh.
Ngoài ra các loại sách dưới dạng hình ảnh minh họa, sách nói cũng rất tốt cho bé trong quá trình học từ vựng.
3. Chọn những loại đồ chơi có tính giáo dục
Bạn nên giành riêng một khu vực trong nhà nơi không có sự hiện diện của bất kỳ món đồ chơi điện tử nào. Đây sẽ là không gian chơi với những món đồ như sách, bộ đồ ghép hình, thiết kế trang phục cho búp bê hay bộ đồ chơi nhà bếp không đèn nhấp nháy, không tiếng kêu bíp bíp…Nói một cách khác đây là không gian giúp bé tự học hỏi, nghiên cứu và khám phá thế giới. Vì thế đừng làm bé bị phân tâm bởi âm thanh hay ánh sáng từ những món đồ chơi điện tử.
4. Dán nhãn từ vựng ở các vị trí thuận tiện trong nhà
Bạn có thể dán từ vựng miêu tả các đồ đac, vật dụng ở bất kỳ vị trí nào bé có thể nhìn thấy. Đây là cách cực kỳ đơn giản nhưng đem lại hiệu quả không ngờ giúp bé tạo được sự kết nối giữa ngôn ngữ và hình ảnh, giữa khả năng nói và nhận mặt chữ.
5. Dán bảng chữ cái xung quanh phòng
Để tăng thêm hứng thú học hỏi bạn có thể cùng bé cắt dán các chữ cái hoặc nếu không đủ thời gian, tìm một bảng chữ cái ở bất kỳ hiệu sách nào. Mỗi lần nhìn quanh nhà bé sẽ thấy sự hiện diện của chúng. Hỏi những câu như: Đó là chữ gì nhỉ? Hình gì vậy?...nhắc lại nhiều lần cộng với một chút kiên nhẫn bạn sẽ bất ngờ về khả năng ghi nhớ của các con.
Dạy con học nói
Bố và mẹ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng học nói sớm của bé. (Ảnh minh họa)
6. Giành một không gian nhỏ cho bé vẽ hoặc viết
Bạn nên để một không gian nhỏ trong nhà nơi có sẵn giấy,vở, bút chì, bút màu, bảng viết, phấn để bé có thể thỏa sức theo đuổi những sáng tạo riêng như vẽ một bức tranh, tô lại chữ cái hay những từ bé nhìn thấy quanh nhà đôi khi có thể chỉ là vài nét nghuệch ngoạc. Hãy để chúng khám phá thế giới theo cách riêng, sau đó bạn hãy chơi cùng và chỉ cho con cách viết hoặc vẽ sao cho đẹp hơn nhé.
7. Giữ lại những tờ báo cũ để bé xem hoặc làm đồ thủ công
Giữ lại những tờ báo hoặc tạp chí cũ để bé thỏa sức lật giở giữa các trang. Tạp chí thường có rất nhiều hình ảnh về con người, động vật, thức ăn, đồ đạc…mà bạn có thể vừa chỉ hình vừa cùng con nhắc lại các từ đó. Khi bé nhớ được mặt chữ, hãy cùng chơi trò tìm chữ trên tạp chí nhé. Bạn cũng nên khuyến khích bé cắt dán hình ảnh các con vật hay chữ cái từ báo hoặc tạp chí.
8. Tạo cho bé một không gian sáng tạo ngôn ngữ
Đây là cơ hội cho bé thực hành lại các từ đã được nghe hoặc học trong sách. Hãy đề nghị con tự kể một câu chuyện theo ngôn ngữ của chúng và khuyến khích bé thể hiện cảm xúc nhé.
9. Học từ vừng qua các biển hiệu, logo
Đó là những hình ảnh bé nhìn thấy hàng ngày như: logo nước ngọt, biển báo qua đường…và thể nhận ra chúng mà không cần biết trên đó viết gì. Bạn hãy cắt những hình ảnh này ra, ghi từ tương ứng, dán lên một tờ giấy hay tấm bảng, và đừng quyên nhiệm vụ của chúng ta là giúp bé nhắc lại nhiều lần.
10. Tạo cơ hội cho bé sử dụng ngôn ngữ hàng ngày 
Ví dụ như: nhờ con nói giúp danh sách các món đồ cần mua ngoài siêu thị, sau đó bạn sẽ viết lại. Và hãy chuẩn bị câu trả lời cho những thắc mắc: Con gà đẻ trứng như thế nào? Con cá ăn gì?...Trẻ luôn có vô số mối quan tâm ngộ nghĩnh như vậy, đó chính là cơ hội tuyệt vời để giúp bé học hiệu quả hơn đó.
aFamily

thông minh ngôn ngữ, kinh nghiệm nuôi con, kỹ năng cần dạy con, làm mẹ


      © 2021 FAP
        1,327,514       245