Tôi đã mất nhiều tháng để chuẩn bị cho chuyến đi này, nhưng những triệu chứng đáng sợ gần đây khiến tôi không thể chần chừ thêm được nữa.
Nếu tôi không cố nói dối bản thân thì căn bệnh
trầm cảm sau sinh này đã nhen nhóm vài giờ ngay sau tôi sinh bé Birdy
. Đêm đầu tiên một mình trong bệnh viện, tôi không thể chợp mắt. Tôi cảm nhận được sự dằn vặt của những hơi thở dốc, cùng với trái tim đập nhanh như đang chạy đua. Tôi cảm thấy cô đơn, kiệt sức. Đứa con thứ tư trong vòng tay tôi. Là đứa thứ tư rồi. Đáng nhẽ ra tôi phải là một người có kinh nghiệm, thậm chí là chuyên nghiệp với chuyện sinh đẻ rồi. Nhưng không, tôi chẳng thể dỗ con nín khóc dù có vỗ về, ôm ấp, nâng niu thế nào đi nữa.
Cho đến khi chúng tôi về nhà, con vẫn không ngừng khóc. Nhưng tôi vẫn giữ một khuôn mặt hạnh phúc, vui vẻ với mọi người. Tôi muốn tin rằng, tôi có thể kiểm soát được mọi thứ, mà tôi cũng muốn mọi người tin điều đó. Mọi chuyện ổn rồi. Tôi có thể giải quyết được thôi.
Nhưng vài tuần đến vài tháng trôi qua mà tình trạng buồn rầu của tôi dưỡng như vẫn chưa kết thúc. Mặc dù chúng tôi đã có thể điều chỉnh cuộc sống khi có một thành viên mới, và cuộc sống gia đình có vẻ bình thường trở lại.
Dường như mọi người đều ổn. Mọi người, trừ tôi.
Nếu tôi không cố nói dối bản thân thì căn bệnh này đã nhen nhóm vài giờ ngay sau tôi sinh bé Birdy.
Sáu tháng sau khi sinh Birdy, tôi cuối cùng không thể chịu đựng nổi nữa. Tôi lo sợ vì
những triệu chứng trầm cảm sau sinh tôi đang trải qua và cảm thấy chúng đang ngày một xấu đi. Đó có phải là cơn hoảng sợ? Hay là tôi có vấn đề về tim? Tôi bị đông máu sao? Hay là tôi sắp chết?
Lúc nào tôi cũng cảm thấy kinh sợ. Sâu trong thâm tâm tôi biết, việc ngồi trong căn phòng tối, cho con ăn và khóc thút thít chẳng bình thường tẹo nào.
Cuối cùng, chu kỳ của tôi quay lại và điều đó cũng đồng nghĩ với hooc-môn không ổn định. Tôi sẽ có những cuộc cãi vã với chồng. Nhưng không phải những cuộc cãi nhau vặt vãnh thông thường. Nhưng cuộc tranh luận đầy cảm xúc sẽ khiến anh ấy mất kiểm soát. Nhưng chồng tôi không hiểu chuyện này là do đâu?… Tôi nghe những lời cãi vã từ anh quá nhiều đến mức tôi chẳng thèm để tâm nghĩ đến. Có lẽ đây là giai đoạn khủng hoảng trong hôn nhân.
Tôi chẳng muốn làm bất cứ việc gì. Đi đâu đó, nấu cơm, giặt giũ…tôi chẳng muốn làm gì cả. Mọi việc giờ tôi làm chỉ là làm cho xong vậy thôi. Không gì khiến tôi hứng thú.
Sau sinh, tôi như đang đi trên một con tàu cao tốc của cảm xúc mà không thể nhấn phanh.
Sự kiên nhẫn của tôi như quả bom nổ chậm.Từ những hỗn độn, tranh luận nhỏ nhặt nhất cũng khiến tôi cáu điên lên và dường như không thể làm gì để kiềm chế lại.
Tôi như đang đi trên một con tàu cao tốc của cảm xúc mà không thể nhấn phanh.
Tôi đã từng tự hào về bản thân là một người dễ gần, cảm xúc ổn định, hạnh phúc, mạnh mẽ, tự tin. Vậy phải có cách nào đó kéo tôi ra khỏi bóng tối cô đơn lúc này chứ.
Nhưng tôi không thể tự đối phó một mình.
Đó là lý do tại sao, sáu tháng sau khi sinh Birdy, tôi ngồi trong văn phòng bác sĩ sản khoa, nói ra sự thật. Cuối cùng tôi phải thừa nhận tôi không thể giữ nó cho riêng mình được nữa. Có gì không ổn với tôi, và tôi cần giúp đỡ.
Bác sĩ lắng nghe, gật đầu và đưa tôi khăn giấy. Và khi tôi nói xong, bà ấy hỏi tôi một câu đơn giản: “Con em được bao nhiêu tháng rồi?”
Rồi bà ấy bắt đầu giải thích, mọi người cứ nghĩ trầm cảm sau sinh chỉ kéo dài vài tuần đầu sau khi sinh.Nhưng thực ra nó có thể kéo dài đến vài tháng, thậm chí cả năm đầu. Tôi cảm giác như mình đã thấy được câu trả lời, nhẹ nhõm và tràn đầy hy vọng. Dần dần, tôi cảm thấy sự cô đơn và bóng tối đã dần tan đi. Vậy là không chỉ riêng mình tôi phải trải qua chuyện này.
Ngày sinh nhật một tuổi của Birdy, và cũng là lúc tôi kết thúc khóa điều trị thiền định kéo dài trong hai tháng.
Chúng tôi cùng thảo luận về các biện pháp, một là dần dần điều trị bằng cách dùng thảo mộc tự nhiên, hoặc là bắt đầu ngay với phương pháp thiền chống trầm cảm. Tôi chọn phương pháp sau, tôi muốn mau chóng thoát khỏi cái “hố” này.
Và sự thay đổi không thể diễn ra trong một sớm một chiều, cũng không quá rõ rệt. Nhưng tôi cảm thấy bản thân tôiđã quay trở lại. Tôi cảm thấy khá hơn, tâm lý ổn định hơn, bình tĩnh hơn.
Molly Balint - tác giả bài viết.
Ngày sinh nhật một tuổi của Birdy, và cũng là lúc tôi kết thúc khóa điều trị thiền định kéo dài trong hai tháng. Tôi thấy rất tốt, tràn đầy lạc quan.
Đầu tiên, tôi phải thừa nhận rằng tôi thấy xấu hổ. Cái suy nghĩ phải đi điều trị, rằng tôi bị trầm cảm là một điều gì đó tôi không muốn ai biết. Ngay cả hôm nay, khi tôi viết những dòng này thì chị gái tôi, mẹ tôi, những người bạn thân của tôi có lẽ cũng là lần đầu tiên được biết đến.
Nhưng tôi nghĩ tôi cần phải chia sẻ. Bởi vì tôi nhớ tôi đã cô đơn như thế nào trong những tháng ngày ấy. Tôi nhớ cái cảm giác thế nào khi phải cố vui vẻ khi trong thâm tâm thì không hề như vậy. Tôi hy vọng những dòng chia sẻ của tôi sẽ giúp những người đang phải chịu hoàn cảnh tương tự như tôi hiểu rằng họ không chỉ một mình.
Không chỉ có mình bạn đâu. Bạn không hề cô đơn. Sẽ luôn có cách giải quyết. Và bạn sẽ thấy giải tỏa được gánh nặng, thấy hy vọng, thấy sự giúp đỡ.
Afamily mở ra diễn đàn “Trầm cảm sau sinh – Đối diện và Vượt qua” với thông điệp “Lắng nghe – Chia sẻ và Thấu hiểu”. Đây sẽ là nơi các bà mẹ có thể cởi mở chia sẻ câu chuyện thật của mình khi đã trải qua hoặc đang nỗ lực tìm cách để vượt qua trầm cảm sau sinh.
Đó sẽ là những tiếng nói đầy thấu hiểu để giúp các bà mẹ khác đang trải qua những tháng ngày khủng khiếp này, là những tiếng nói để những người xung quanh hiểu rằng, các bà mẹ cần được lắng nghe và chia sẻ một cách thực sự trong giai đoạn nhạy cảm này. Hi vọng rằng, diễn đàn sẽ nhận được sự chia sẻ của các bà mẹ, nhận được sự quan tâm của các ông bố và được nhiều người lan tỏa.
Những câu chuyện và trải nghiệm về việc đối diện và vượt qua trầm cảm sau sinh của các mẹ, xin được gửi về email mevabe@afamily.vn. Chân thành cảm ơn. |
(Nguồn: moms)