Mẹ & bé

5 nguyên do khiến bé ăn mãi không lớn

Trong thực tế, nếu trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, trẻ sẽ có đủ “nguyên liệu” cần thiết để lớn và khoẻ.

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng mau lớn dù cha mẹ dày công chăm sóc. Sau đây là những biện pháp:

Thứ nhất, cha mẹ cần quan tâm đến quá trình tiêu hóa thức ăn của bé. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở trẻ diễn ra ban đầu ở trong miệng, khi nước bọt được hoà trộn với thức ăn. Sau đó, thức ăn tiếp tục được kết hợp với các enzym tiêu hoá trong dịch tuỵ. Một phần thức ăn được tiêu hoá trong dạ dày, phần khác được tiêu hoá trong ruột. Để tiêu hóa dễ dàng, chất béo cần được chuyển đến ruột non. Sau khi được tiêu hoá, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu qua các thành ruột non, chuyển vào máu. Trong ruột già, mặc dù không có men tiêu hoá thì các vi khuẩn hữu ích vẫn giúp thức ăn thừa lên men. Do đó, để giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu tốt, hệ thống tiêu hóa của trẻ cần phải được phát triển hoàn toàn, hệ tiêu hoá phải bình thường, không mắc bệnh gì. Nếu hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn và tổn thương thì việc chăm nuôi bé sẽ rất vất vả.

Trong khi đó một trong những lý do gây tiêu hoá và hấp thu kém ở trẻ là vì bạn cho con tập ăn dặm vào thời gian không phù hợp (cho ăn dặm sớm quá). Tại thời điểm đó, hệ tiêu hoá và các enzyme của trẻ chưa hoàn thiện để tiêu hoá thức ăn, ngoài sữa. Hậu quả là dẫn tới tổn thương và rối loạn hệ tiêu hoá – hấp thu thức ăn kém tại thời điểm đó và sau đó.

Nguyên do thứ ba là bé sẽ chậm lớn nếu mẹ cho bé dùng những thực phẩm lạnh, thực phẩm không phù hợp với hệ tiêu hoá còn non ở trẻ. Với trẻ ăn dặm, thực phẩm cần được nấu chín thành bột, súp. Trẻ lớn hơn thì ăn cháo với thực phẩm được băm nhỏ, nấu chín để giúp trẻ tiêu hoá và hấp thu dễ dàng, tránh các tổn thương tới hệ tiêu hoá cho trẻ.

Thêm vào đó chứng viêm ruột sẽ làm tổn thương và gây rối loạn hệ thống vi khuẩn có ảnh hưởng tới tiêu hoá và hấp thu thức ăn ở trẻ, làm bé chậm lớn. Chưa kể, khi bị bệnh, trẻ thường phải điều trị bằng thuốc kháng sinh – đây cũng là một yếu tố gây rối loạn vi khuẩn trong đường ruột, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá ở trẻ. Những lý do khác cũng làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng ở trẻ là trẻ đang bị táo bón.

Nguyên do cuối cùng, nếu trẻ em mắc các bệnh nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm tai, nhiễm trùng đường ruột hoặc đang khó chịu do mọc răng, sau tiên chủng… thì trẻ cũng sẽ tiêu hoá và hấp thu thức ăn kém thời gian này. Bởi vì khi trẻ bị bệnh, trẻ sẽ bị sốt, thậm chí sốt cao sẽ làm giảm hoạt động của các enzyme cũng như nhu động ruột. Nó sẽ làm giảm quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ bé nên tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp con dễ hấp thu dưỡng chất, mau ăn chóng lớn.

Các giải pháp thông minh

Đầu tiên, hàng ngày, cha mẹ cần đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. Nhất là cần cân bằng các chất dinh dưỡng, bao gồm protein, tinh bột, đường, chất béo và đảm bảo có đủ các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ phát triển.

Trong khi đó, cha mẹ cần nhớ rằng thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm phải khoa học, khoảng 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm thích hợp nhất vì nó đảm bảo rằng trẻ có thể tiêu hoá các thức ăn khác nhau, ngoài sữa. Khi ấy, thức ăn dặm sẽ không làm tổn thương hệ tiêu hoá cũng như không gây rối loạn tiêu hoá, hấp thu cho trẻ lúc bấy giờ và mãi sau này.

Thứ ba, các bà mẹ nên chế biến và nấu thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Bạn không nên cho trẻ thức ăn cứng, đòi hỏi phải nhai khi trẻ chưa có răng. Trẻ chỉ có thể nuốt mà không nhai kỹ sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của trẻ khiến hệ tiêu hoá của trẻ phải “làm việc” vất vả hơn. Nó có thể khiến hệ tiêu hoá mệt mỏi và hậu quả là sẽ làm giảm tiết men tiêu hoá và giảm nhu động ruột.

Tiếp theo, để đảm bảo hệ thống tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, bạn nên cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và sữa (protein, các chất vi lượng như Fe, kẽm và vitamin A …) để giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ tốt.

Cuối cùng, một giải pháp tốt cho mẹ là cho bé dùng sữa lên men dinh dưỡng. Loại sữa này mang lại một nguồn dinh dưỡng cao và giúp cho trẻ có thể phát triển toàn diện vì đây là một sản phẩm từ sữa được tạo ra bằng cách lên men dịch sữa dinh dưỡng với chủng men có lợi Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus.  Món sữa này có vị thơm và ngọt, màu vàng mịn rất dễ cho bé ăn.

  

Khi dùng sữa lên men dinh dưỡng Hoff, cơ thể của trẻ có thể hấp thụ gấp 3 lần so với sữa tươi. Nhờ quá trình này mà các loại chất đạm, chất béo được thủy phân nhờ quá trình lên men và trở nên dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa, rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Thành phần đường Lactose đã được lên men cũng dễ hấp thu hơn, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa, tránh được tiêu chảy, giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi và một số khoáng chất khác trong sữa dễ dàng.

Cùng lúc, sữa lên men dinh dưỡng Hoff vẫn chứa lượng canxi cao đủ để hỗ trợ sự phát triển chiều cao của bé, làm cho hệ xương trẻ trở nên vững chắc. Nó cũng cung cấpvitamin A hỗ trợ sự phát triển thị lực và vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của trẻ.

aFamily

      © 2021 FAP
        1,332,903       404