Mẹ & bé

10 ích lợi tuyệt vời của việc mang thai với sức khỏe phụ nữ

Không chỉ đem lại niềm vui vô bờ bến khi mang trong mình một thiên thần nhỏ, 9 tháng mang thai còn hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe của phụ nữ.

1. Giảm nguy cơ xuất hiện u xơ tử cung

Cơ thể người phụ nữ từng mang thai có khả năng sản xuất ra một loại hormone lành tính, có tác dụng làm giảm nguy cơ xuất hiện u xơ tử cung. Vì vậy, so với những bà mẹ, những phụ nữ không sinh nở lần nào có nguy cơ bị u xơ tử cung cao hơn nhiều lần và thường phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.

2. Có thể trị chứng lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một chứng bệnh có liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy còn nhiều khía cạnh bí ẩn của căn bệnh này mà y học hiện đại chưa khám phá hết nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng quá trình mang thai và sinh nở là biện pháp hiệu quả nhất và ít có tác dụng phụ nhất trong điều trị chứng lạc nội mạc tử cung.

10 ích lợi tuyệt vời của việc mang thai với sức khỏe phụ nữ 1

3. Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung

Trong thời gian mang thai, do nhu cầu về môi trường sống ổn định để nuôi dưỡng thai nhi, tử cung người phụ nữ tạm thời không thực hiện “công việc” hàng tháng là bóc lớp biểu mô nội mạc tử cung để tạo nên chu kỳ kinh nguyệt. Như vậy, tử cung sẽ không bị tổn thương trong một khoảng thời gian tương đối dài và cơ hội cho bệnh ung thư tử cung cũng bị giảm thiểu.

4. Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng trong cơ thể của bà bầu sản xuất ra một loại kháng thể chống lại bệnh ung thư buồng trứng. Chất này cản trở sự xuất hiện của bệnh ung thư buông trứng một cách hiệu quả. Phụ nữ mang thai nhiều lần, mang thai lần đầu khi còn trẻ (tất nhiên vẫn phải đảm bảo đủ độ tuổi sinh sản của giới nữ) hiệu quả lại càng cao hơn.

Một số cuộc khảo sát thực tế cũng cho thấy các bà mẹ cho con bú hơn 3 tháng cũng sẽ làm giảm xác suất mắc ung thư buồng trứng nhất định.

5. Giảm các vấn đề về tuyến vú

Các số liệu thực tế cho thấy cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Trong khi đó, không trải qua quá trình mang thai và sinh nở lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này và các bệnh liên quan đến tuyến vú khác.

6. Tạm biệt với đau bụng kinh

Một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh con, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ xuất hiện trở lại nhưng với “dáng vẻ” hiền hòa hơn: sự đau đớn thường gặp ở mỗi kỳ kinh nguyệt trước đây giảm hẳn và thậm chí là hoàn toàn biến mất ở một số phụ nữ. Đây là hiện tượng rất phổ biến nhưng không ai biết chính xác nguyên nhân. Có quan điểm cho rằng quá trình mang thai và sinh nở đã loại bỏ prostaglandin (một nội tiết tố có chức năng gây co bóp tử cung trong kỳ kinh nguyệt) là một trong những nguyên nhân hàng đầu của đau bụng kinh.

7. Tăng khả năng miễn dịch

Trong cuộc đời của người phụ nữ, nếu trải qua một lần sinh nở hoàn chỉnh có thể tăng thêm 10 năm “tuổi thọ” của hệ miễn dịch. Khả năng miễn dịch này chủ yếu tập trung vào các bệnh phụ khoa, ung thư vú, ung thư buồng trứng…

10 ích lợi tuyệt vời của việc mang thai với sức khỏe phụ nữ 2

8. Giác quan trở nên nhạy cảm hơn

Mang thai làm khứu giác, vị giác của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hơn. Tất nhiên, vào thời gian đầu thai kỳ, sự nhạy cảm này có thể làm bạn thường cảm thấy buồn nôn nhưng ở giai đoạn sau nó sẽ giúp bạn cảm nhận gấp đôi hương vị của nhiều món ngon.

Lý giải về hiện tượng này, có ý kiến cho rằng là do lượng estrogen trong cơ thể bà bầu cao gấp nhiều lần người bình thường. Nhưng cũng có một số khác lại giải thích là do ý thức phòng vệ tự nhiên của bà mẹ trước các chất gây hại cho đứa con trong bụng như khói, thực phẩm hết hạn…

9. Khám phá bản thân

Một số phụ nữ nhận thấy tình trạng thể chất của mình được cải thiện rất nhiều trong thời gian mang thai. Họ hoạt bát, năng động và vui vẻ hơn. Thậm chí nhiều phụ nữ còn “đổi tính”, trở nên đằm thắm, nữ tính, cởi mở và sống tích cực hơn.

10. Trì hoãn thời kỳ mãn kinh

Trong thời gian mang thai và cho con bú, do vai trò của kích thích tố, quá trình rụng trứng trong tử cung phụ nữ tạm thời bị đình chỉ và chỉ được phục hồi khoảng 4 – 6 tháng sau khi sinh. Kết quả là có thể trì hoãn thời gian xuất hiện của thời kỳ mãn kinh trong tương lai.
aFamily

      © 2021 FAP
        1,247,995       855