Mẹ & bé

Rất nguy hiểm khi mẹ tự ý tiêm hormone tăng trưởng cho trẻ

Không ít phụ huynh có con vóc dáng bé nhỏ, chiều cao khiêm tốn tìm đến phương pháp tiêm hormone tăng trưởng cho con cao lớn hơn. Điều đáng nói là có không ít mẹ tự mua thuốc về tiêm cho con.

Bằng mọi giá để con được cao
Xã hội ngày càng phát triển thì chiều cao và cân nặng là hai vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm. Đặc biệt những gia đình khá giả nhưng cả hai vợ chồng đều có chiều cao khiêm tốn thường tìm mọi cách để cho con cái mình cao hơn bố mẹ chúng.
Chị Minh làm quản lý một công ty mỹ phẩm có cậu con trai năm nay đã 10 tuổi, so với các bạn cùng lứa hay trong lớp học cậu thấp bé nhất. Chị Minh đã tìm hiểu về phương pháp tiêm hormone tăng trưởng để tăng chiều cao cho con. Mặc dù biết việc tiêm hormone tăng trưởng rất tốn kém và điều trị trong thời gian dài nhưng chị sẵn sàng chi vài trăm triệu đồng vì muốn con trai được cao lớn hơn nữa. Sau hai năm điều trị tại bệnh viên con trai chị đã cải thiện được chiều cao đáng kể.
Khác với chị Minh, chị Thu (Ba Đình- Hà Nội) cũng muốn cải thiện chiều cao cho cô con gái bằng cách này, nhưng phương pháp này khá tốn kém mà điều kiện kinh tế chị không thể đáp ứng đủ. Sau khi suy nghĩ, chị tự ý mua thuốc về và thuê người đến tiêm chứ không đưa con vào viện. Tuy nhiên sau thời gian tiêm thuốc không thấy chiều cao của con tăng lên mà cơ thể bé lại có biểu hiện đau nhức các xương khớp, đau đầu…  
Rất nguy hiểm khi mẹ tự ý tiêm hormone tăng trưởng cho trẻ 1
Không được tùy tiện dùng
Theo Bác sĩ Hoài Nam (Bệnh viện Nội tiết Trung ương), hormone tăng trưởng của con người được sản xuất bởi tuyến yên và sự tiết ra của nó có thể được tối ưu hóa mạnh mẽ bằng một số phương pháp kích thích tự nhiên. Chiều cao của con người phụ thuộc vào ba yếu tố chính: Gene di truyền, dinh dưỡng và nội tiết. Trong số này, chỉ có yếu tố gene là không thể thay đổi, còn dinh dưỡng và nội tiết đều có thể tác động được, nếu có bằng chứng rõ ràng về thiếu hụt hormone.
Bác sĩ Nam cho biết thêm, khi xác định được nguyên nhân về chậm phát triển tăng trưởng chiều cao ở trẻ, thì lúc đó trẻ sẽ có chỉ định tiêm hormone tăng trưởng để phát triển chiều cao. Thời gian chích thuốc kéo dài 2-4 năm. Nếu đáp ứng thuốc tốt, trong năm đầu tiên trẻ có thể cao thêm 8-12cm. Năm thứ hai mức độ đáp ứng thuốc giảm còn 75% của 8-12cm. Năm thứ ba đáp ứng còn 50%, sau đó mức độ đáp ứng thuốc giảm dần nhưng vẫn tăng chiều cao nếu trẻ được chích kích thích tố đều.
Sử dụng hormone tăng trưởng là liệu pháp hiệu quả nhất hiện nay cho những trẻ em có chiều cao khiêm tốn do cơ thể thiếu hụt hormon này. Thông thường, việc điều trị tốt nhất là trong giai đoạn trẻ từ 3 -7 tuổi và cần được duy trì liều điều trị cho đến hết tuổi dậy thì.
Hormone tăng trưởng được chỉ định ưu tiên tuyệt đối cho các trường hợp chậm phát triển chiều cao, chậm phát triển trí tuệ, thiểu năng sinh dục kèm theo đó là béo phì; dưới 2 tuổi sẽ có biểu hiện biểu hiện mềm cơ, chân tay mềm nhũn, khó nuốt, khó thở, tiếng khóc bé; suy thận mãn, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển chiều cao.
Rất nguy hiểm khi mẹ tự ý tiêm hormone tăng trưởng cho trẻ 2
Tuy nhiên khi dùng biện pháp này để tăng trưởng chiều cao thì cha mẹ đặc biệt lưu ý là nên đưa con bệnh viện chuyên khoa để có liệu trình điều trị phù hợp, không tự ý mua thuốc về để tiêm cho con. 
Trong một số trường hợp dùng hormone tăng trưởng sẽ có những tác dụng phụ như: gây nhức đầu do tăng áp lực nội sọ, đau xương khớp, tăng bạch cầu trong máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn khuyến cáo trẻ phải được theo dõi chức năng tuyến giáp trạng, nếu không sẽ bị suy giáp. Tất cả tác dụng phụ này đều có thể điều chỉnh bằng cách ngưng điều trị hoặc giảm liều thuốc.
Trường hợp trẻ em dùng quá liều có thể sự phát triển quá nhanh, đầu xương đã đóng rồi, không phát triển chiều dài có thể dẫn tới to đầu chi, có thể làm tăng áp lực nội sọ. Nếu các cháu có u, bướu ở đâu đó trong cơ thể, hormone sẽ kích thích u lớn hơn nhanh. Vì vậy, một lần nữa bác sĩ Nam nhắc lại,  nếu muốn tăng trưởng chiều cao cho con theo phương pháp này, cha mẹ phải đưa con đến bệnh viện, tuyệt đối không được tự điều trị cho con dưới mọi hình thức. 
aFamily

      © 2021 FAP
        1,332,694       250