Tuy nhiên, nếu trì hoãn việc sinh con càng lâu, cơ hội có thai tự nhiên của phụ nữ sẽ giảm.
Trong nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Thomas Perls, đến từ trường Đại học trung tâm Y Khoa Boston, Mỹ làm chủ nhiệm. Người ta nhận thấy những bà mẹ
sinh con út ở độ tuổi 33 sẽ có cơ hội sống lâu cao gấp 2 lần các bà mẹ sinh con út ở độ tuổi 29, bởi những loại gen di truyền khác nhau được xem là chìa khóa giúp phụ nữ giữ khả năng sinh đẻ lâu hơn.
Phụ nữ sinh con tự nhiên muộn sẽ sống lâu hơn.
Tuy nhiên, dù sinh con càng muộn càng giúp bà mẹ sống lâu hơn nhưng theo Tiến sĩ Thomas, điều đó không nói lên rằng phụ nữ nên trì hoãn việc
làm mẹ. Thomas cho hay: “Tất nhiên điều này không có ý nghĩa là phụ nữ nên đợi có con khi tuổi đã cao hơn để mà chứng minh cơ hội sống lâu của mình. Độ tuổi sinh người con út có thể là một tốc độ của cây kim chỉ tuổi.
Vị giáo sư này tiếp tục: “Tuổi càng cao thì chức năng sinh sản để có con tự nhiên của người phụ nữ càng giảm, tương tự như các bộ phận khác của cơ thể người phụ nữ”.
Số phụ nữ sống tới năm 95 tuổi ở người phụ nữ sinh con út ở độ tuổi 33 cao gấp hai lần những người phụ nữ sinh con út ở độ tuổi 29. Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Thomas đã phân tích dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Tuổi thọ Gia đình. Dữ liệu điều tra về đời sống xã hội và nguồn gen của 551 gia đình có những thành viên sống lâu đã cho thấy độ tuổi đẻ con út của 462 phụ nữ có ảnh hưởng nhất định tới tuổi tác sau này.
Bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Menopause: The Journal of the North American Menopause Society chỉ ra rằng những người phụ nữ này đã cưỡng chế sự phát triển của những gen khác nhau làm chậm tuổi tác lại.
Thomas kết luận: “Nếu một người phụ nữ có những loại gen khác nhau đó, cô ấy có thể
mang thai và sinh nở trong một khoảng thời gian dài hơn, làm tăng cơ hội truyền đạt những gen đó cho thế hệ kế tiếp. Khả năng này có thể là một gợi ý giải thích tại sao 85% phụ nữ sống tới độ tuổi 100 trong khi con số này ở nam giới là 15%”.