Mẹ & bé

Tắm nắng cho bé: Nhiều điều bác sĩ tiết lộ khiến bạn ngỡ ngàng!

Trẻ rất cần được tắm nắng để hấp thụ Vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp bé tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, tắm nắng thế nào là tốt?

Bác sĩ Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đống Đa) chia sẻ với các mẹ những kiến thức về việc cho con tắm nắng. 
Thưa bác sĩ, sau khi trẻ sinh ra chúng ta cần tắm nắng cho trẻ vậy thời điểm nào là tốt nhất?
- Ở nước ta các bà, các mẹ thường có thói quen bao bọc, ủ ấm trẻ sơ sinh quá kỹ, khiến cho bé ít có cơ hội được tiếp xúc với không khí trong lành bên ngoài. Do đó, tỷ lệ trẻ còi xương của bé nước ta vẫn khá cao. Vì vậy cho trẻ tắm nắng càng sớm càng tốt.
Khi bé được khoảng 1 tuần tuổi là các mẹ có thể cho con tắm nắng. Tắm nắng sẽ giúp cơ thể trẻ tự sản xuất vitamin D (vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da). 80% vitamin D được tổng hợp theo cách này, 20% còn lại có từ sữa mẹ và thực phẩm khác.  
Trong ngày, thời gian nào tắm nắng cho bé hiệu quả nhất thưa bác sĩ?
- Vào mùa đồng thời điểm thích hợp để cho bé tắm nắng là 7 – 9h sáng. Về mùa hè nên tắm nắng trước 7h. Vì thế sáng sớm là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím phát ra từ mặt trời tương đối yếu nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé. Còn buổi chiều không nên tắm bởi theo các chuyên gia ánh nắng buổi chiều không tốt cho sức khỏe.
Khoảng thời gian từ giữa trưa đến 4h chiều tuyệt đối không nên cho bé ra nắng, bởi lúc này tia cực tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh nhất, rất dễ gây tổn thương cho da.
Tắm nắng cho bé: Nhiều điều bác sĩ tiết lộ khiến bạn ngỡ ngàng! 1
Có nhiều mẹ nghĩ rằng tắm nắng cho con là phải cởi hết quần áo của trẻ thì trẻ mới hập thu được hết vitamin D, điều này có đúng không thưa bác sĩ?
- Nếu chúng ta đột ngột cởi bỏ hết quần áo của trẻ cùng một lúc rất nguy hiểm, trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì thế khi tắm nắng cho con các mẹ cần chú ý cởi quần áo của bé từng phần một. Tuy nhiên, sau khi tắm phải kịp thời lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung. Nên mặc thêm quần áo cho bé luôn bởi trong lúc phơi nắng, các lỗ chân lông nở to ra nên khi bạn đưa bé vào nhà hoặc nơi râm mát, các khí lạnh sẽ dễ dàng thâm nhập qua lỗ chân lông khiến cơ thể bé ngấm lạnh nhanh, dễ dẫn đến cảm lạnh. 
Cách tắm nắng cho bé như thế nào đạt hiểu quả nhất, thưa bác sĩ?
- Sau khi sinh khoảng 10 ngày là lúc trẻ đã bắt đầu rụng rốn, mẹ có thể cho bé tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ và tránh nơi gió lùa mạnh. Ngày đầu tắm nắng cho con 10 phút, rồi tăng dần lên 20, 30 phút cho các ngày tiếp theo.  
Khi mới bắt đầu tắm nắng cho trẻ, mẹ nên để lộ bàn chân và cổ chân để tắm nắng trước, sau đó đến thân trước và sau lưng, mỗi chỗ khoảng 5 phút. Ngày hôm sau mẹ để lộ bắp và bàn chân, tắm nắng cho bé 15 phút. Các ngày tiếp sau, cho lộ thêm nhiều vùng da như đùi, ngực, tay, cổ… để tắm nắng. 
Không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mặt và mắt để tránh tia cực tím có hại cho mắt và não ở trẻ.
Chọn nơi thoáng đãng, ít bụi bẩn, ít tiếng ồn và nhận được nhiều ánh nắng để tắm cho bé. Tuyệt đối tránh chỗ gió lùa, chỉ nên mở một cánh cửa hướng có nắng.
Tắm nắng cho bé: Nhiều điều bác sĩ tiết lộ khiến bạn ngỡ ngàng! 2
Trong mùa đông lạnh các mẹ có nên tắm nắng cho bé không?
- Mùa đông vẫn có thể tắm nắng cho trẻ nếu trời có nắng. Đối với những ngày này trẻ rất dễ bị cảm lạnh nên mẹ cần cẩn thận che kín bàn chân, bàn tay, cổ cho trẻ, chỉ nên để lộ phần bắp chân, đùi, và cánh tay. 
Nhiều mẹ sợ con bị gió, cho con tắm nắng  qua cửa kính có được không?
- Không nên phơi nắng qua cửa kính vì như thế nắng không tiếp xúc trực tiếp với da, sẽ không có tác dụng.
Bác sĩ cho biết thêm với những trường hợp nào trẻ không nên tắm nắng?
- Với những trẻ đang điều trị các bệnh cấp tính, trẻ bị bệnh nội tiết: basedow, trẻ bị eczema, herpes, đang dùng kháng sinh nhóm Quinolon thì nhất thiết không được cho trẻ tắm nắng.
aFamily

      © 2021 FAP
        1,333,932       666