Mẹ & bé

Gặp "truyền nhân" của nhà giáo dục nổi tiếng nhất Nhật Bản - Shichida

Nhân chuyến công tác của Mazumi Shichida, con dâu của giáo sư Makoto Shichida tại Việt Nam, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với bà về phương pháp giáo dục kiểu Nhật đang được thế giới đánh giá cao này.

“Thiên tài đều tập trung vào não phải, không phải não trái… mỗi đứa trẻ từ 0 – 6 tuổi đều có những khả năng bẩm sinh ở bán cầu não phải. Tuy nhiên, nếu không được chú ý thì những khả năng này sẽ bị bỏ lỡ và biến mất hoàn toàn khi trẻ lên 6” - Theo giáo sư Makoto Shichida, người sáng lập phương pháp giáo dục Shichida Nhật Bản, đó là tiền đề cho sự ra đời của phương pháp này.
Giáo sư Shichida là một nhân vật có uy tín lớn ở Nhật, ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho những đóng góp của mình đối với nền giáo dục mầm non. Năm 1978, ông đã thành lập Viện Giáo Dục Trẻ Em Shichida (Nhật Bản). Đến nay, hơn 450 trung tâm Shichida đã được thành lập trên khắp nước Nhật và Phương Pháp Shichida đã được công nhận trên toàn thế giới.
Ngày 15/5 vừa rồi,
Gặp "truyền nhân" của nhà giáo dục nổi tiếng nhất Nhật Bản - Shichida 1
Mayumi Shichida - con dâu giáo sư Makoto Shichida.
Chào bà Mayumi Shichida, ở Việt Nam, phương pháp giáo dục Shichida còn khá mới mẻ, bà có thể giới thiệu sơ nét về phương pháp này không?
- Đây là phương pháp giáo dục cân nhắc đến những tác động, kích thích tích cực để giúp não bộ phát triển một cách toàn diện mà không tạo ra sự chênh lệch giữa não trái và não phải. Các bán cầu não sẽ được dùng những bài học để chú trọng kích thích sự phát triển theo đúng giai đoạn phát triển sinh học của trẻ nhằm phát triển hết tiềm năng của bé. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục và chế độ dinh dưỡng thích hợp rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Và quan trọng hơn cả, phương pháp giáo dục Shichida đặt mục tiêu giáo dục toàn bộ nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ lên hàng đầu. Cụ thể là dạy bé những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, cách bé suy nghĩ độc lập, các quy tắc xã hội, cũng như việc phát triển những cảm xúc và tinh thần cộng đồng. Phương pháp giáo dục này sẽ giúp trẻ phát triển động cơ học tập, cũng như niềm vui tò mò, khám phá những điều mới và thế giới quan xung quanh trẻ.
Phương pháp này có khác gì những phương pháp giáo dục khác trên thế giới thưa bà?
- Sự khác biệt là chúng tôi không chỉ giáo dục trẻ, mà đồng thời còn hướng dẫn và giáo dục các bậc phụ huynh cùng lúc. Khi trẻ phát triển thì cha mẹ cũng phát triển theo. Với phương pháp Shichida, cha mẹ, hoặc ít nhất phải có cha hoặc mẹ cùng học với bé. Chúng tôi cần mối liên kết giữa gia đình và bé, vì nếu không thì phương pháp Shichida sẽ không còn giá trị. Cùng với bé, cha mẹ sẽ học hỏi được nhiều kỹ năng trong cuộc sống, cách nuôi dạy và giáo dục con cái, học cách trở thành một người cha, người mẹ gương mẫu, một công dân tốt. Xã hội sẽ tốt hơn khi có những công dân tốt.
Gặp "truyền nhân" của nhà giáo dục nổi tiếng nhất Nhật Bản - Shichida 2
Giáo sư Makoto Shichida - người phát minh phương pháp giáp dục Shichida Nhật Bản. Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho những đóng góp của mình đối với nền giáo dục mầm non. 
Khi được áp dụng ở Việt Nam, phương pháp Shichida có phải thay đổi gì để phù hợp với tâm lý, điều kiện và hoàn cảnh của người Việt Nam không?
- Tôi nghĩ rằng sự điều chỉnh lớn nhất chỉ là về ngôn ngữ vì phương pháp Shichida đã được nghiên cứu suốt 50 năm và thực hiện tại nhiều nước với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới rồi. Chúng tôi không thấy có gì khác biệt trong việc giáo dục một đứa trẻ, và cách cha mẹ chúng yêu thương chúng là như nhau, dù chúng có ở đâu.
Để giáo dục trẻ bằng phương pháp này một cách hiệu quả, cha mẹ cần phải lưu ý những gì?
- Cha mẹ cần nắm rõ các mốc phát triển của một đứa trẻ là như thế nào. Ở từng giai đoạn thích hợp, chúng tôi đều có những bài học và hoạt động phù hợp với từng độ tuổi của bé. Cha mẹ đừng ép một đứa trẻ 3 tuổi vẽ đẹp như một đứa trẻ 6 tuổi, đại loại thế. Hãy để việc học là một điều mang lại sự vui vẻ, đừng ép trẻ làm những gì quá sức của chúng.
Liệu có những trường hợp nào thất bại khi áp dụng phương pháp Shichida không thưa bà?
- Chúng ta cần định nghĩa chữ “thất bại” là gì đã. Trong thực tế, nhiều phụ huynh nghĩ rằng con họ theo phương pháp Shichida từ 3-6 tháng nhưng họ không thấy kết quả gì  => lãng phí thời gian => thất bại. Thực ra, lứa tuổi của bé rất quan trọng trong việc áp dụng phương pháp giáo dục này. Dạy một bé còn nhỏ sẽ khó hơn dạy một bé lớn hơn. Từ 0- 3 tuổi: não phải phát triển nổi trội, bé sẽ tiếp nhận mọi thứ được dạy nhưng sẽ chưa thể hiện ra bên ngoài được. 3-6 tuổi: chuyển sang phát triển não trái, lúc này những gì bé học sẽ được lưu trong não nhiều hơn, và những gì đã được học trong giai đoạn não phải tiếp nhận sẽ bắt đầu biểu hiện ra nhiều hơn. Nếu bạn bảo 1 bé 3 tuổi viết 1 câu văn, bé sẽ không viết được, nhưng 1 bé 6 tuổi thì sẽ khác. Cho nên đối với trẻ nhỏ không thể nào gọi là thất bại, mà chỉ là người lớn đặt kỳ vọng quá lớn vào trẻ, hoặc đặt không đúng thời điểm. Cha mẹ phải cho con thời gian để tiếp nhận và không thể gọi khoảng thời gian chưa tiếp nhận là “thất bại” được.
Gặp "truyền nhân" của nhà giáo dục nổi tiếng nhất Nhật Bản - Shichida 3
Với phương pháp giáo dục Shichida, bố hoặc mẹ sẽ cùng ngồi học với trẻ.
Bố chồng của bà - giáo sư Makoto Shichida là người sáng lập ra phương pháp này, hẳn bà cũng áp dụng phương pháp này với những đứa con của mình?
- Chắc chắn rồi. Tôi có 3 người con. Là một người làm việc ngoài xã hội nên tôi có rất ít thời gian dành cho gia đình và con cái. Tôi đã từng rất áy náy về điều này. Làm thế nào để vừa chu toàn công việc bên ngoài, vừa phải nuôi dạy con cái một cách toàn vẹn? Khi bố chồng tôi, giáo sư Shichida biết tôi có cảm giác đó, ông đã kêu tôi lại và nói: “Này Mayumi, con đừng quá lo lắng, vấn đề không phải là con có bao nhiêu thời gian cho các cháu, mà là chất lượng thời gian con đã sử dụng với các cháu như thế nào?” Điều này đã làm tôi nghĩ lại và thay đổi. Tôi đã tận dụng thời gian ít ỏi bên con để biến chúng trở nên có ích. Mỗi đứa trẻ đều có một năng lực đặc biệt, nếu chúng ta biết cách khơi gợi năng lực đó đúng cách, đúng thời điểm, thì những năng lực đó sẽ được phát triển một cách đặc biệt. 
Vậy theo bà, điều đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục con mình là gì? 
- Tôi không muốn tạo ra những thiên tài, mà chỉ muốn con cảm thấy bản thân chúng tốt đẹp, vui vẻ, hạnh phúc. Thay vì đào tạo con thành thiên tài, tôi muốn con mình là một người hữu dụng với những kỹ năng chúng có thể có, để vừa giúp được bản thân, vừa giúp được người khác, và có thể đóng góp được cho cộng đồng và xã hội. Với tôi, mục tiêu tối thượng là dạy cho con biết suy nghĩ độc lập. 3 người con của tôi, một đã vào Đại học, một đang học PTTH, còn lại là THCS. Ba cháu có 3 tính cách khác nhau. Người con đầu thì mạnh mẽ và có khuynh hướng lãnh đạo. Cháu thứ hai rất quan tâm đến mọi người, bé còn lại thì rất tự giác và sáng tạo. Chúng phát triển theo cách chúng muốn, và tôi nghĩ mình đã làm đúng vì đã khuyến khích chúng đi theo con đường mà chúng tự tin là mình mạnh mẽ.
Trân trọng cảm ơn bà Mayumi Shichida vì những chia sẻ rất hữu ích này!
aFamily

      © 2021 FAP
        1,334,897       654