Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt mà bố mẹ không để ý, như: cho con uống quá ít nước, xem quá nhiều tivi, ipad mỗi ngày, hay vận động ít, ăn nhiều đồ ngọt… đều ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ.
Trẻ uống nước quá ít
Sự tập trung, trí nhớ và khả năng linh hoạt của ngôn ngữ đều chịu ảnh hưởng khi trẻ uống nước không đủ.
Mỗi sự vận động của bộ phận cơ thể đều không thể rời ra nước, có thể nói, nước là một trong số những chất quan trọng nhất của cơ thể. So với ở người lớn, nước càng quan trọng với trẻ.
Trẻ em, thanh thiếu niên đang ở trong thời kỳ phát triển quan trọng, lượng chứa nước và tỉ lệ trao đổi trong cơ thể khá cao, khả năng điều tiết của thận có hạn, rất dễ gây ra thiếu nước. Một khi trẻ không đủ nước sẽ giảm thấp thể lực, ảnh hưởng đến khả năng vận động và nhận thức, làm cho sự tập trung, trí nhớ, khả năng linh hoạt của ngôn ngữ đều chịu ảnh hưởng không tốt.
Kẽm và sắt bổ sung không đủ
Thiếu sắt dễ thiếu máu, thiếu kẽm ảnh hưởng đến phát triển.
Các khoáng chất như canxi, sắt, magie, kẽm… đều rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Các bậc phụ huynh lo lắng cho con nên tùy tiện cho con bổ sung chất này chất kia. Nhưng trên thực tế, không phải trẻ nào cũng thiếu khoáng chất.
Trẻ sau 6 tháng, lượng tích trữ sắt từ cơ thể mẹ tiêu hao cạn kiệt, sữa lúc này đã thành một thực phẩm thiếu sắt, bố mẹ cần kịp thời bổ sung thực phẩm ăn dặm giàu chất sắt cho trẻ, tăng cường bột gạo và liên tục thêm các thực phẩm nhiều sắt như cá, thịt, gan vv.
So với thiếu sắt, thiếu kẽm không những làm cho trẻ chán ăn, kén thức ăn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các loại sò biển chứa nhiều kẽm như hào, cứ 85g có 74mg kẽm, tiếp theo là thịt bò, cứ 85g chứa 7mg kẽm. Ngoài ra, cua, các loại đậu cũng có khá nhiều kẽm, nên cho trẻ ăn dung nạp những loại thực phẩm này.
Trẻ em dung nạp nhiều natri, khả năng lớn là cho nhiều muối vào trong thức ăn. Một mặt, trẻ cần natri thấp hơn nhiều so với người lớn, mặt khác, vị giác của trẻ rất nhạy cảm, người lớn có thể ăn đồ mặn, nhưng đối với trẻ thì quá mặn. Nếu hàm lượng natri trong máu của trẻ quá cao lại ảnh hưởng đến sự hấp thụ của canxi, làm cho cơ thể trẻ phát triển chậm chạp, thể hình nhỏ lùn, thời gian dài còn ảnh hưởng đến thận và hệ thần kinh. Bố mẹ nên hình thành thói quen cho trẻ ăn nhạt từ bé.
Xem tivi, điện thoại quá nhiều, dễ bị cận thị
Trẻ em hiện đại đa phần dành thời gian ở trên màn hình, ví dụ như chơi máy tính, xem ti vi, nghịch điện thoại, ipad chơi game,… nên tăng nhanh tốc độ làm thấp thị lực của trẻ và gây ra cận thị.
Ngoài ra, đồ ngọt cũng là một hung thủ lớn gây cận thị. Uống, ăn quá nhiều đồ ngọt trong thời gian dài đều làm cho canxi máu giảm thấp, từ đó gây ra cận thị. Đồ ngọt còn làm cho đường huyết tăng cao, độ thẩm thấu trong máu tăng lên, một khi lồi tinh thể và độ đi ốp tăng, cận thị sẽ tìm đến bạn.
Chuyên gia khuyến nghị, phát hiện sớm và can thiệp, kiểm soát sự phát triển của cận thị và giảm thị lực có ý nghĩa quan trọng. Trẻ em sau 2-3 tuổi nên đi kiểm tra công năng thị giác và độ đi ốp. Phụ huynh và nhà trường nhắc nhở trẻ hình thành thói quen dùng mắt nhìn khoa học, khi nhìn thời gian không nên vượt quá 45 phút, xem ti vi, chơi ipad tốt nhất không quá 1 tiếng mỗi ngày, hàng ngày nên hoạt động nhiều ở bên ngoài, đảm bảo ngủ đủ, ăn ít đồ ngọt sẽ có lợi cho phòng trừ cận thị.
Vận động ít, xương không đủ cứng
Thời thơ ấu xương cốt mạnh khỏe phát triển có ảnh hưởng quan trọng đến thân hình, hình dáng và bước đi tự nhiêu sau khi trưởng thành. Tháng 3 năm nay, nhóm nghiên cứu khoa Nhi Thủ Đô kiểm tra 1100 học sinh từ 6-18 tuổi ở Học viện Cảnh Sơn Bắc Kinh phát hiện, mật độ xường của trẻ hạ thấp rõ rệt, lượng chất khoáng xương của hơn một nửa số học sinh trường này không đạt tới mức trung bình.
Chuyên gia khẳng định, xương trẻ “không đủ cứng” có 2 nguyên nhân:
Dinh dưỡng, chủ yếu vì thức ăn không đủ canxi.
Vận động. Có điều tra cho biết, nếu thiếu vận động, mặc dù dinh dưỡng hợp lý, mật độ xương vẫn không đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra di truyền cũng có một ảnh hưởng lớn.
Nếu lượng khoáng trong xương của trẻ thấp, đầu tiên cần giải quyết từ góc độ dinh dưỡng, ví dụ ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, thông qua ánh nắng bổ sung vitamin D. Thứ 2 là tăng cường vận động hợp lý. Hiệp hội nhi khoa Canada khuyến nghị, trẻ em trên 4 tuổi mỗi ngày nên có khoảng 1 tiếng tăng cường vận động như chạy bộ, chơi cầu lông, bóng rổ vv đều là cách vận động tăng cường mật độ xương. Ngoài ra, đồ uống có ga như Cocacola và nước ngọt khác đều ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, trẻ em nên hạn chế loại đồ uống này.
Trẻ dậy thì sớm
Trẻ em thời hiện đại có xu hướng dậy thì sớm, một điều tra gần đây nhất của Bắc Kinh cho biết, tuổi bình quân vòng 1 của bé gái bắt đầu phát triển là 9,5 tuổi. Dậy thì sớm sẽ làm cho trẻ thành niên có chiều cao khá thấp , tăng nguy cơ có khối u sau khi trưởng thành, đương nhiên kèm theo nhiều vấn đề về tâm lý.
Chuyên gia cho biết, nguyên nhân trẻ dậy thì sớm chủ yếu không phải do bệnh tật. Dinh dưỡng cải thiện, trẻ phát triển nhanh. Ăn uống không hợp lý, trẻ thường ăn thực phẩm có hoocmon như thịt gà,lợn chứa chất kích thích, ba ba. Ô nhiễm môi trường, một số chất hóa học sinh ra hoocmon ô nhiễm thế giới tự nhiên. Ngoài ra còn có nhân tố di truyền, nếu bà mẹ có kinh nguyệt quá sớm, con gái của họ cũng có khả năng kinh nguyệt sớm. Nhiều loại văn hóa du nhập vào, tre bị kích thích cũng sẽ ảnh hưởng đến phát triển sinh lý.
Bố mẹ phát hiện con phát triển sớm nên lập tức đưa trẻ đến viện. Trong sinh hoạt hàng ngày lưu ý:
Chú ý đồ ăn uống của con, ít ăn thực phẩm nhiều dầu, nhiều đường.
Tránh không để cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm có chất kích thích.
Tăng cường vận động, thể dục thể thao, đặc biệt là tăng cường luyện tập phần chân dưới, hàng ngày đảm bảo thời gian trên 30 phút.
Đảm bảo ngủ đầy đủ, ngủ ngon 8 tiếng/ngày.