Mẹ & bé

Những thắc mắc mẹ nào cũng muốn hỏi về sởi

Với những giải đáp rõ ràng của cá bác sĩ, hy vọng sẽ giúp các mẹ bớt đi phần nào lo lắng và chăm sóc con tốt hơn khi DỊCH SỞI đang hoành hành.

PGS - Tiến Sĩ. Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc Gia
BS. Phạm Văn Gia - Phó Giám đốc Bệnh viện Tràng An
BS. Nguyễn Thị Hiền

1. Thưa BS Gia: Có cách hữu dụng phòng bệnh sởi nào khi chưa kịp tiêm phòng không ạ? (Thanh Huyền)

BS Phạm Văn Gia:

Thanh Huyền thân mến!

Cách tốt nhất để phòng ngừa sởi là tiêm phòng vacxin theo chỉ định của Y tế dự phòng.

Trong trường hợp trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng, hoặc người lớn vì lý do nào đó chưa tiêm phòng được thì cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Tránh tiếp xúc với bệnh nhân sởi, không đến chỗ đông người có khả năng lây nhiễm sởi như bệnh viện, trường học đang có dịch...

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc đông người.

- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên các biện pháp trên không có hiệu quả 100% do vậy nên đi tiêm phòng sởi sớm nhất có thể.

2. Xin các bác sĩ cho hỏi trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi mà vẫn bị mắc sởi thì có khả năng bị biến chứng không? (Mai Oanh)

BS Nguyễn Thị Hiền:

Cũng như các vaccin khác, vaccin sởi không thể đảm bảo 100% miễn dịch, cho nên vẫn còn một số ít trẻ dù đã tiêm vẫn mắc sởi. Và khi đã mắc sởi, cũng tùy theo miễn dịch của em bé, có thể biến chứng hoặc không. Tỉ lệ lớn là không có biến chứng.

3. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi đã tiêm đủ các mũi sởi và có thể được coi là miễn dịch với bệnh sởi. Trường hợp tôi làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều người thì tôi phải làm thế nào để bảo vệ cho con tôi không bị truyền bệnh sởi chéo? (Nam Anh)

BS Phạm Văn Gia:

Nếu bạn đã được tiêm đủ các mũi vắc xin sởi đúng lịch thì có khả năng rất cao bạn đã có miễn dịch bảo vệ.

Trường hợp bạn phải làm việc trong môi trường có tiếp xúc nhiều người và có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh, để tránh con bạn có thể bị ảnh hưởng, sau khi từ chỗ làm về nhà, bạn nên thay quần áo, tắm rửa, rửa tay sạch sẽ… trước khi tiếp xúc với con.

4. Thưa BS. Hiền: Con cháu đã tiêm 1 mũi sởi, cháu có nên đưa con đi xét nghiệm xem có kháng thể chống bệnh sởi không ạ? (Lê Thảo)

BS Nguyễn Thị Hiền:


Theo tôi là chưa cần thiết. Tốt nhất chị nên tiếp tục cho cháu tiêm đủ 2 mũi sởi theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì đảm bảo chắc chắn cháu có miễn dịch phòng sởi suốt cuộc đời, đây là khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới.

5. Em có bé đã sống cùng, ăn ngủ chung với 1 bé khác đang bị bệnh sởi trong vòng 2 ngày cách đây 8 ngày. Cháu đã tiêm 1 mũi 3 trong 1 lúc 14 tháng, bây giờ cháu được gần 19 tháng tuổi. Hiện sức khỏe cháu bình thường, hôm thứ 7 ngày 20/4/2014 cháu có tiêm mũi Viêm não Nhật Bản lần 2 ở TTYT phường, họ mời ngày mai 23/4/2014 đi tiêm mũi sởi 2 cho cháu. Xin bác sỹ cho lời khuyên cháu có đi tiêm mũi sởi ngày mai được không? (Bích Phương)

BS Nguyễn Thị Hiền:


Thứ nhất, cháu đã được tiêm phòng 1 mũi 3 trong 1 cách đây 5 tháng thì trong điều kiện đang có dịch sởi, thì cháu nên đi tiêm luôn mũi thứ 2, theo hẹn của TTYT phường.

Thứ hai, cháu đã được tiêm 1 mũi thì cũng đã có miễn dịch bảo vệ mức độ nhất định, nhưng vẫn có nguy cơ mắc sởi sau khi tiếp xúc với 1 bé khác bị sởi. Gia đình cần theo dõi cháu xem có bị sốt và phát ban hay không trong vòng 3 tuần kể từ khi tiếp xúc với bé bị sởi. Nếu cháu có các biểu hiện sốt và phát ban thì cần đi khám ngay để xác định cháu có bị lây sởi trong hoàn cảnh chưa đầy đủ miễn dịch hay không.

Bệnh sởi khi có miễn dịch 1 phần thì thường sẽ nhẹ hơn so với sởi ở người chưa có miễn dịch.

Những thắc mắc mẹ nào cũng muốn hỏi về sởi 1

6. Bé nhà em được 9 tháng tuổi rồi, đủ tuổi để tiêm ngừa sởi. Tuy nhiên, vì đang có dịch sởi nên em muốn hạn chế bé đến nơi đông người. Khi còn nhỏ em đã bị sởi rồi, và bé bú sữa mẹ hoàn toàn, liệu bé có thể nhận được kháng thể sởi từ mẹ truyền sang con không bác sĩ? Như vậy, em có thể giữ bé trong nhà để qua dịch không ạ, kháng thể từ sữa mẹ đã đủ chưa ạ, vì e sợ khi đi tiêm ngừa bé có thể bị lây bệnh? Em cảm ơn bác sĩ ạ!

BS Phạm Văn Gia:


Do bạn đã được tiêm ngừa phòng sởi rồi nên miễn dịch kháng sởi truyền từ mẹ sang con chủ yếu qua rau thai.

Ngoài ra người mẹ nếu đã bị mắc sởi từ trước có khả năng truyền miễn dịch sang cho con rất tốt. Miễn dịch này có khả năng bảo vệ trẻ trong vòng từ 6 đến 9 tháng tuổi.

Việc giữ bé trong nhà, tránh tiếp xúc với nhiều người/người lạ có thể hạn chế khả năng bé mắc sởi. Tuy nhiên con bạn được 9 tháng tuổi rồi thì tốt nhất bạn nên đưa con đi tiêm phòng sởi. ự điều trị tại nhà…

9. Tôi có một thắc mắc muốn hỏi bác sĩ là tại sao nguy cơ lây chéo ở bệnh sởi lại cao như vậy. Nhiều bé bị nhẹ rồi tời bệnh viện lại bị năng thêm. Làm thế nào để giảm nguy cơ lây chéo giữa các bé. (T. Hằng)

BS Phạm Văn Gia:


Trong thời gian vừa qua, khi bệnh sởi bùng phát, có rất nhiều các cháu được nghi mắc sởi đổ dồn lên bệnh viện Nhi TW. Vì bị dồn lên như vậy, với các cháu không bị mắc sởi thực sự cũng dễ bị nhiễm vi rút sởi. Cho nên các cháu lây mắc sởi là đương nhiên.

Nguyên nhân lây chéo ở bệnh viện là hoàn toàn hợp lý. Và để giảm nguy cơ này, các bệnh nhân có con em bị sởi hoặc nghi bị sởi nên điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh là hoàn toàn có thể yên tâm, không cần dồn lên các tuyến trung ương.

Khi có con nghi nhiễm sởi, phụ huynh nhất quyết không nên chủ quan nhưng cần bình tĩnh, đi theo tuyến. Nếu con bị sởi, chỉ cần đưa con lên bệnh viện tuyến huyện, tỉnh là yên tâm. Như vậy sẽ không vất vả, lại kiểm soát được tình hình, không bị lây chéo. Bệnh nhân có lợi, gia đình đỡ vất vả. Công tác điều trị cũng hiệu quả.

10. Tôi rất lo lắng trước thông tin về dịch sởi đang bùng phát, xin hỏi bác sĩ làm thế nào để phân biệt sốt với phát ban và sởi. Có phải bị sởi thì phải tránh gió và không được tắm hay không? (H. Hiền)

BS Phạm Văn Gia:


- Làm thế nào để phân biệt sởi, phát ban, sốt vống thì tôi xin thưa rằng ở giai đoạn đầu chưa phân biệt được đâu. Chỉ khi đến bệnh viện được khám lâm sàng, cận lầm sàng mới chuẩn đoán và xác định chính xác được.

Khi con có những biểu hiện bạn đầu, các bà mẹ cứ xác định con bị sởi để được thăm khám và không chủ quan.

- Khi bị sởi cũng như bị các bệnh khác, con phải được tránh gió và không được tắm lạnh là đúng. Bởi com bị ốm, sức khỏe còn yếu, không nên ra gió lạnh, tắm nước lạnh. Chưa kể cho con ra bên ngoài, không khí có nhiều bụi bẩn không có lợi cho sức khỏe của con.

Khi con bị sởi, phụ huynh vẫn nên vệ sinh bằng nước ấm hàng ngày cho con. Lấy khăn mềm vệ sinh mắt mũi, tai, vùng kín để hỗ trợ công tác điều trị tốt hơn rất nhiều. Chú ý lau rửa ở phòng kín gió. Điều này tránh được bội nhiễm, viêm da cho các cháu.

11. Bác sĩ cho tôi hỏi, người lớn và trẻ em, đối tượng nào có nguy cơ mắc sởi cao hơn (nếu cả hai cùng chưa tiêm phòng). Và biến chứng của bệnh ở hai nhóm đối tượng này có khác nhau không? Xin cảm ơn bác sĩ! (T. Thanh)

BS Phạm Văn Gia:

- Đối với bệnh sởi, ai cũng có nguy cơ mắc sởi, nhưng người lớn ít mắc hơn. Trẻ em dễ mắc sởi hơn vì cơ thể trẻ chưa phát triển, sức đề kháng kém hơn người lớn.

- Biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em theo đó cũng nguy hiểm hơn nhiều ở người lớn. Điều này do cơ thể trẻ chưa phát triển, các cơ quan non nớt nên bị sởi tấn công sẽ nguy hiểm hơn. Còn ngược lại, người lớn cơ thể đã trưởng thành, các cơ quan hoàn chỉnh, sức đề kháng cao hơn nên ít nguy hiểm hơn.

Các biến chứng sởi ở trẻ em: viêm phổi, biến chứng não (sởi chạy hậu). Bệnh nhân nhi tử vong là do 2 biến chứng này hoặc để lại biến chứng nặng nề.

Biến chứng ở người lớn: phổi, não (ít gặp, ít mắc hoặc có thể là do bội nhiễm của bệnh khác)

12. Bé nhà em 3 tuổi đã tiêm đủ 2 mui vacxin phòng bệnh sởi thì tiêm thêm 1mũi nữa khi đang có dịch thì có sao không thưa bác sĩ? (Thùy Hương)

BS Phạm Văn Gia:


Bé nhà bạn đã tiêm đủ 2 mũi rồi, thì không phải tiêm thêm nữa vì 2 mũi đó đã tạo 1 kháng thể trong cơ thể của cháu rồi.

Bạn cũng như nhiều phụ huynh khác hãy nhớ, không phải cứ tiêm phòng nhiều lần là đã được bảo vệ. Nói chung các mẹ nên thực hiện đúng và đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia đối với từng loại bệnh là có thể yên tâm.

13. Bác sĩ cho em hỏi, ngoài biện pháp tiêm phòng đủ 2 mũi thì có biện pháp nào hữu hiệu để phòng sởi hay không? Bé nhà em 8 tháng tuổi, chưa tiêm phòng nên em rất lo lắng. (T. Thảo)

BS Phạm Văn Gia:


Bạn không nên hiểu tiêm phòng là biện pháp thần tiên không mắc bệnh nào hoặc chính bệnh bạn đã tiêm phòng.

Khi bị dịch, bạn vẫn phải giữ gìn để phòng bệnh, giữ sức khỏe cho các cháu chứ không chủ quan đã tiêm phòng là có thể xể xả. Bởi thực tế, thời điểm giao mùa này rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác trong đó có sởi. Vì thế, việc giữ gìn cho các cháu trong mùa giao mùa này là cần thiết.

Và không riêng gì sởi nguy hiểm, các cháu vẫn có thể bị biến chứng nguy hiểm nếu bội nhiễm từ nhiều bệnh khác ngoài sởi.

Những thắc mắc mẹ nào cũng muốn hỏi về sởi 2

14. Xin hỏi bác sĩ, nếu một người đã từng bị sởi rồi có bị lại nữa không? Tôi đọc thông tin thấy có người nói bị sởi tới 4 lần. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (H. Lê)

BS Phạm Văn Gia:


Nếu một người đã từng bị sởi 1 lần thì hầu như sau này không mắc lại nữa.

Còn nếu ai đó nói rằng bị sởi 4 lần thì chỉ do cảm quan chủ quan của họ khẳng định vậy thôi.

Vì sởi rất giống nhiều bệnh na ná khác nên họ có thể bị nhầm lẫn.

15. Bác sĩ cho tôi hỏi, để chẩn đoán bệnh sởi, biện pháp nào được coi là hiệu quả và chính xác nhất. Tôi nghe nói nếu xét nghiệm máu thì phải chờ 5 ngày sau sốt mới xét nghiệm thì kết quả mới là chuẩn. Xin hỏi, điều này có đúng không? Trong 5 ngày đó, chưa biết trẻ bị sởi hay không thì nên chăm sóc như thế nào? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Hải Minh)

BS Phạm Văn Gia:


Thưa với bạn là không riêng gì bệnh sởi đâu mới cần phải chờ thời gian xét nghiệm đâu mà nhiều bệnh khác cũng vậy. Riêng với sởi, để chuẩn đoán chính xác cũng cần có thời gian để xét nghiệm 5-7 ngày.

Những chuẩn đoán khoa học (xét nghiệm máu, xét nghiệm vi rút) phải 4-5 ngày sau mới có kết quả xác định chính xác. Nhưng không phải đợi đến lúc có kết quả mới bắt đầu điều trị bệnh. Mà ngược lại phải điều trị tức thời theo chuyên môn thầêởi thì tiêm thêm 1mũi nữa khi đang có dịch thì có sao không thưa bác sĩ? (Thùy Hương)

BS Nguyễn Thị Hiền:

Khi đã tiêm chủng đủ 2 mũi thì đảm bảo trẻ miễn nhiễm mắc sởi đến 90-95%. Không cần thiết phải tiêm mũi 3.

17. Những thực phẩm nào giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch với sởi? (Thanh Lan)

BS Nguyễn Thị Lâm:

Khi trẻ nghi ngờ mắc sởi hoặc được chẩn đoán là mắc sởi thì nên bổ sung một viên vitamin A liều cao: trẻ 6 tháng - dưới 1 tuổi: 1 viên 100000IU, trẻ trên 1 tuổi hay trẻ lớn, người lớn: 1 viên 200000IU. Các nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định, việc bổ sung vitamin A có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt giúp trẻ nâng cao miễn dịch khi mắc sởi, giảm nhẹ các biến chứng của sởi.

Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm: sữa mẹ, sữa, gan, trứng, các loại thịt cá… Trong thức ăn thực vật cũng có tiền vitamin A, có nhiều trong các củ quả màu vàng, đỏ, các rau có lá màu xanh thẫm.

Các thực phẩm giàu kẽm cũng nên có trong chế độ ăn cho trẻ. kẽm có nhiều trong hải sản, thịt gà, cá, tôm, lươn, giá đậu xanh nảy mầm. Khi trẻ bị sởi mẹ nên bổ sung kẽm cho bé ở dạng cốm hoặc siro. Trẻ dưới 6 tháng bổ sung 10mg/ ngày. Trẻ trên 6 tháng và trẻ lớn bổ sung 2mg/ ngày trong vòng 14 ngày liên tục theo phác đồ của tổ chức y tế thế giới.

Ngoài ra, các mẹ nên cho con ăn những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường miễn dịch. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm vitamin D cho con 1000IU/ngày, có thể bổ sung kéo dài trong vòng 3-6 tháng.

18. Bé nhà tôi hiện được 8 tháng tuổi, trong sổ tiêm phòng của cháu bác sỹ lại ghi bé tròn 1 tuổi mới tiêm mũi sởi. Trong khi đó tôi thấy báo đài đưa tin là nên cho bé tiêm từ 9 tháng tuổi, mũi trước gần đây nhất cháu tiêm là mũi cúm 2 khi cháu được 7 tháng tuổi. (Nguyên Hà)

BS Nguyễn Thị Hiền:


- Đối với tiêm vaccin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Việc tiêm mũi thứ vaccin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

19. Vừa rồi có 1 số sự cố trong quá trình tiêm chủng ở một vài nơi. Cho nên tôi rất băn khoăn có nên thực hiện chương trình tiêm chủng cho con mình không, trong đó có tiêm phòng sởi cho con. Xin bác sĩ cho lời khuyên (Hải Oanh)

BS Phạm Văn Gia:


Trước hết, tôi xin chia sẻ băn khoăn của bạn Hải Oanh. Thậm chí băn khoăn này có cả trong giới thầy thuốc rằng có nên cho con đi tiêm chủng hay không.

Sự cố xảy ra trong quá trình tiêm chủng vừa rồi là sự cố xảy ra không mong muốn. Có 1 số trường hợp, là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Một số trường hợp là do lỗi khi thực hiện quá trình tiêm chủng. Ví dụ, tiêm không đủ liều hoặc tiêm nhầm thuốc. Vì những điều này mà bạn không cho con bạn đi tiêm chủng là một sai lầm lớn.

Nếu bạn không cho con đi tiêm chủng, thì nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi là nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Và khi nhiễm bệnh rồi, việc chữa trị khi ấy sẽ rất khó khăn. Hơn nữa, đó hầu hết là các bệnh lây.

Khi các cháu nhiễm bệnh sẽ lây cho gia đình và cộng đồng. Thậm chí, nó còn là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh lớn. Cho nên, vì sức khỏe của con bạn, của gia đình và cộng đồng, bạn nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho con.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nếu vì những sự cố trong quá trình tiêm chủng mà bố mẹ không cho con đi tiêm chủng nữa thì ngoài khả năng nhiễm bệnh cho con, còn xảy ra những vụ bệnh dịch lớn. Khi ấy, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, thiệt hại về tính mạng còn cao hơn nhiều.

Những thắc mắc mẹ nào cũng muốn hỏi về sởi 3

20. Trong thời gian dịch sởi lan rộng như thế này, tôi đã rất hạn chế không có con tới nơi đông người như siêu thị, cửa hàng, công viên. Xin hỏi, tôi có cần cho cháu nghỉ học hay không vì tôi cũng lo cháu lây bệnh từ các bạn? (Lê Thanh)

BS Phạm Văn Gia:


Trong thời gian dịch sởi lan rộng như thế này, bạn đã rất hạn chế không cho con tới nơi đông người như siêu thị, cửa hàng, công viên là đúng.

Tuy nhiên bạn không cho con nghỉ học được đâu vì học là theo chương trình, thời gian nhất định của ngành giáo dục. Và bản thân các nhà trường, trong lúc có dịch cũng sẽ có chương trình phòng chống dịch sởi cho các cháu tại trường và tại các lớp học. Nên bạn cứ yên tâm.

Còn không may cháu nhiễm bệnh thì phải nghỉ học để đưa con đi khám và chữa bệnh. Chỉ khi nào có 1 loại dịch nào mà chính quyền và ngành giáo dục tạm thời có công văn cho các cháu nghỉ học thì mới nên cho cháu nghỉ.

Cũng phải nói thêm với bạn rằng, hiện nay dịch sởi ở Việt Nam mình chưa đến giai đoạn đó, chưa đến mức độ đó.

21. Em có con gái 16 tháng tuổi, lúc 12 tháng có tiêm mũi 3 trong 1 : sởi, rubbela, quai bị, ở trung tâm y tế Trần Bình, bác sĩ có ghi trong sổ đến tận năm 2017 mới tiêm mũi thứ 2, vậy lộ trình tiêm như vậy có đúng không ạ? em cảm ơn bác sĩ! (Mai Linh)

BS Phạm Văn Gia:


Vacxin 3 trong 1 (sở - quai-rubella) thuộc chương trình tiêm chủng vacxin dịch vụ nên phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Như vậy, lộ trình tiêm chủng của con bạn như thế là đúng.

22. Nếu một người đang trong thời gian ủ bệnh sởi thì người khác có nhận thấy được không? Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi về các triệu chứng của bệnh sởi không ạ? Tôi xin cảm ơn! (Thanh Minh)

BS Phạm Văn Gia:


Không riêng gì bệnh sởi mà một số loại bệnh trong thời gian ủ bệnh thì không phát hiện được. Cho nên tốt nhất, bạn cứ nên phòng dịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không nên nghi ngờ người xung quanh đang ủ bệnh sởi.

Những triệu chứng của bệnh sởi: ngoài các triệu chứng chung như mệt mỏi, viêm đường hô hấp, viêm niêm mạc mắt mũi, chảy nước mắt… thì để phát ban sởi, cần phải vài ngày sau khi có triệu chứng ban đầu. Nếu không biến chứng thì giai đoạn phát ban chính là giai đoạn lui bệnh.
aFamily

      © 2021 FAP
        1,250,880       600