Mẹ & bé

Tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất cho trẻ

Để con phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, hấp thu tối đa dưỡng chất từ thực phẩm, nguồn dinh dưỡng là điều mà không ai làm cha mẹ không mong muốn.

Tuy nhiên, có một thực tế đang diễn ra là trẻ gầy còm, xanh xao, biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng tuy giảm nhưng vẫn còn khá nhiều ở các tỉnh miền núi, thậm chí nhiều gia đình có kinh tế khá giả cũng có con bị suy dinh dưỡng. Vậy giải pháp nào để cha mẹ đạt được những mong muốn như trên đối với trẻ? Hy vọng với những tham vấn dưới đây sẽ giúp các phụ huynh có kinh nghiệm chăm sóc trẻ.
Tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất cho trẻ 1
Hơn 2 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi
Đây là số liệu giám sát dinh dưỡng (do Tổng cục Thống kê và Viện dinh dưỡng công bố năm 2013). Theo đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là 16,2% (thể nhẹ cân), 26,7% (thể thấp còi) và 6,7% (thể gầy còm). Mặc dù những năm gần đây, tốc độ giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi đã chậm lại so với những năm trước đây ở tất cả các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay trên toàn quốc vẫn còn nhiều tỉnh, thành phố có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở mức cao, trong đó đáng lưu ý nhất là tỉnh vùng sâu, vùng xa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chiều cao và thể chất con người phụ thuộc 20% vào di truyền và 80% vào dinh dưỡng, môi trường sống và rèn luyện thể thao. Vì vậy, một chế độ ăn với liều lượng dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa nhi, với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường về tiêu hóa thì chắc chắn khả năng cung cấp các chất cho cơ thể bị ảnh hưởng, lâu ngày trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Kết quả một nghiên cứu trên gần 1.000 trẻ thấp còi và trẻ bình thường ở 3 tỉnh phía bắc gần đây cho thấy, trẻ có tần suất tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa từ 3 lần trong 3 tháng có nguy cơ bị thấp còi cao hơn 2 lần so với trẻ có tần suất rối loạn tiêu hóa dưới 3 lần. Vì vậy, nếu trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì cha mẹ cần giải quyết vấn đề này ngay.
Tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất cho trẻ 2
Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng của trẻ:
Để trẻ phát triển toàn diện, không thừa cân béo phì và cũng không suy dinh dưỡng thì cha mẹ cần lưu ý những điểm sau: 
+ Cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: bột (gạo, bún, miến, khoai tây…), đạm (thịt, tôm, cua, cá…), chất béo (mỡ động, thực vật), vitamin và muối khoáng (rau xanh)
+ Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.
+ Phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý trong các bữa ăn. 
+ Ăn rau quả hàng ngày
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm. 
+ Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng. 
+ Hạn chế uống nước có ga và ăn, uống đồ ngọt…
+ Bổ sung một số vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, Lysin, Taurin… (cốm vi sinh Bio-acimin Gold) giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn.
Để giúp các mẹ có thêm kiến thức và sự tự tin chăm sóc trẻ trong giai đoạn đầu đời, nhãn hàng Bio-acimin Gold tổ chức chuỗi tọa đàm “Làm mẹ thông thái” nhằm chia sẻ kiến thức chăm sóc trẻ cùng nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh thành trong cả nước. Tháng 4 chương trình sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Với nội dung Giai đoạn vàng và tầm quan trọng của hệ tiêu hoá trong những năm tháng đầu đời, các chuyên gia và khách mời sẽ cùng bàn luận về những vấn đề của hệ tiêu hóa mà trẻ hay gặp phải cũng như cách khắc phục tình trạng này.
Tham gia chương trình, các mẹ sẽ có hội được chuyên gia trực tiếp trao đổi về tình trạng của con mình cũng như nhiều hoạt động ý nghĩa do nhãn hàng Bio-acimin Gold tổ chức.
Tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất cho trẻ 3
Thông tin chi tiết:
Điện thoại: 1900 6436 
Nhãn hàng Bio-acimin Gold dành tặng 500 phần quà hấp dẫn gồm 1 cẩm nang “5 tác động vàng – Giúp trẻ phát triển toàn diện” và 1 ba lô xinh xắn dành cho các mẹ đến tham dự sớm nhất.

aFamily

      © 2021 FAP
        1,309,650       711