Mẹ & bé

Tất tần tật những điều về sinh mổ mẹ bầu nên biết

Sinh mổ giúp mẹ bầu tránh được cơn đau khi chuyển dạ những những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều.

Trong quá trình chuyển dạ, vì một lý do từ cơ thể người mẹ hoặc em bé, biện pháp sinh thường không thể thực hiện được. Khi ấy, bác sĩ phải can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật (mở bụng và tử cung), phương pháp này gọi là sinh mổ.
Nguyên nhân
Đặc điểm bà mẹ
- Nhóm phụ nữ sinh con đầu lòng, trên 35 tuổi.
- Thai phụ mắc những bệnh lý như thiếu máu, tim mạch, huyết áp cao, hen phế quản, tiểu đường, nhiễm độc thai nghén…
- Tử cung hoặc khung xương chậu có điểm bất thường.
- Người có tiền sử sinh mổ.
Đặc điểm của thai nhi
- Nhau tiền đạo: Khi nhau thai ở dưới thấp trong tử cung của người mẹ và cản đường đi của thai nhi.
- Thai nhi quá lớn không qua được khung xương chậu.
- Bé nằm ngang, ngược (ngôi thai bất thường).
- Sa dây rốn: Dây rốn rơi về phía trước và cản trở bé.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như vỡ tử cung, chuyển dạ kéo dài, thai quá ngày, song thai hoặc đa thai…
Tất tần tật những điều về sinh mổ mẹ bầu nên biết 1
Một em bé được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ. (Ảnh: Chí Toàn)
Quá trình sinh mổ
Sau khi quyết định, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê cho người mẹ. Đồng thời, người mẹ sẽ được nối ống dẫn tiểu để làm sạch bàng quang (ống sẽ được gắn trên cơ thể người mẹ khoảng 12 giờ sau khi mổ). 
Bác sĩ bắt đầu rạch một đường nhỏ (phía bụng dưới và tử cung của người mẹ) để lấy em bé ra được dễ dàng. Tiếp đến, bác sĩ thực hiện thao tác khâu bụng và tử cung của người mẹ lại. Quá trình này diễn ra rất nhanh nên người mẹ chỉ cảm thấy cơn đau thoáng qua một chút.
Sau đó, bé sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Nếu bé khỏe mạnh, bé sẽ được giao cho người mẹ (khi người mẹ đã tỉnh lại). Nếu bé yếu, bác sĩ sẽ đưa bé vào lồng kính với chế độ chăm sóc đặc biệt và tiến hành theo dõi tiếp.
Thời gian người mẹ hồi phục: Khoảng 24h sau khi sinh mổ, người mẹ có thể ngồi dậy được. Từ 5-7 ngày sau đó, người mẹ có thể ra viện. Tuy nhiên, người mẹ sẽ mất thêm khoảng 6-8 tuần sau đó, để cơ thể hoàn toàn hồi phục. Thời gian ở nhà, người mẹ nên giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi tốt, đặc biệt là vệ sinh vùng âm đạo và những mũi khâu để tránh bị nhiễm trùng.
Những nguy cơ từ sinh mổ
Ngày nay, không ít người mẹ chọn phương pháp sinh mổ để quyết định “ngày đẹp, giờ vàng” cho bé ra đời hoặc vì lý do sợ đau, sợ bị giãn âm đạo khi sinh thường. Tuy nhiên, người mẹ phải hết sức thận trọng khi quyết định cách sinh này. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, sinh mổ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cho lần mang thai sau.
Sinh mổ sẽ tránh cho người mẹ những cơn đau khi chuyển dạ, tuy nhiên, những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều.
Những nguy cơ khi sinh mổ như, tai biến khi gây tê, vết mổ bị rách, chảy máu, tổn thương đường tiết niệu, nhiễm trùng, băng huyết… đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người mẹ. Đặc biệt, nhiễm trùng mổ có khả năng gây hoại tử cổ tử cung. Nguy hiểm hơn, sinh mổ còn khiến người mẹ có thể bị tắc ruột, tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh thứ phát…
Ngoài ra, sinh mổ cũng buộc người mẹ phải dùng kháng sinh trong khoảng thời gian cho bé bú sau đó. Điều này sẽ khiến chất lượng sữa của giảm sút, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé. 
Những bé sinh mổ có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và hô hấp lớn hơn nhóm bé được sinh thường.
Lưu ý: Để tử cung hoàn thiện, tránh bị rạn, tốt nhất, người mẹ nên có kế hoạch sinh bé thứ hai khoảng từ 3 đến 5 năm sau đó. Bởi vì, phần lớn trường hợp, người sinh mổ lần đầu nhiều khả năng phải sinh mổ tiếp lần thứ hai.
aFamily

      © 2021 FAP
        1,310,218       193