Mẹ & bé

Giải mã những "bí ẩn" đằng sau cái ôm của bé với mẹ

Mẹ có tin rằng mỗi cái ôm của bé lại ẩn chứa những cung bậc tình cảm khác nhau không? Mẹ hãy thử xem bé yêu bạn ở mức độ nào nhé!

1. Bé cảm thấy: Ngày hôm nay thật dài và con muốn rúc vào lòng mẹ

Đây có lẽ là cảm xúc tự nhiên nhất của bé mà mẹ thật sự mong chờ. Nó làm cho bạn có cảm giác mình là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con. Trẻ con biểu lộ nhiều cảm xúc khi ôm hôn sẽ giàu lòng vị tha và sống tình cảm hơn khi trường thành. Hãy thử tưởng tượng khi bé vừa về nhà, khi nhìn thấy bạn chúng sẵn sàng cởi phắt áo khoác và nhảy chồm lên lòng bạn, ôm hôn bạn, ríu rít líu lo bên tai bạn như một chú chim non, bạn sẽ thấy lòng hạnh phúc đến nhường nào.

Mức độ thành thật: Những cái ôm hôn này vô cùng chân thật và hồn nhiên. Bé như muốn nói với bạn rằng: “ Con là bé con của mẹ và con cần ai đó ôm con thật chặt và đó là mẹ đấy”. Tất nhiên, cái ôm này sẽ kéo dài đến tận mấy phút mới thôi. Lúc này mẹ chỉ có thể im lặng, nghiêng đầu để lựa tư thế ôm bé thật dịu dàng và lúc này chẳng thể nghĩ đến một điều gì có thể cắt ngang giây phút này được nữa.

Giải mã những "bí ẩn" đằng sau cái ôm của bé với mẹ 1

2. Con đang ở trường với các bạn và ôm mẹ qua loa một cái

Những đứa trẻ ở tầm độ 4 đến 5 tuổi không còn ở độ tuổi “bám” mẹ nữa mà chúng đã có nhiều thú vui khác và sẵn sàng phớt lờ mẹ. Thậm chí chúng chỉ dành cho bạn một cái ôm qua loa trước khi “mắt sáng lên” với những trò chơi hấp dẫn hơn nhiều với các bạn. Bé cũng có thể có suy nghĩ rằng mình đã lớn rồi nên ôm mẹ ở nơi nhiều người sẽ thấy ngượng ngùng xấu hổ.

Mức độ thành thật: Dĩ nhiên là không được thật lòng lắm và những cái ôm này có lẽ chỉ diễn ra trong khoảng vài giây. Lúc này có lẽ mẹ sẽ hơi buồn một chút.

3. Khi mẹ đi công tác về và mua quà cho con

Lúc này bé sẽ nhảy phốc lên lòng hoặc ôm chầm lấy mẹ. Cái ôm này nghĩa là: “Con nhớ mẹ nhiều lắm, mẹ về rồi vui quá”.

Mức độ thành thật: Không hẳn là bé thật sự muốn dành cho mẹ những cái ôm hôn nồng nhiệt như vậy, vì có một điều bé nóng lòng chờ đợi chính là quà mẹ mua về cho mình. Một tay bé vòng qua cổ ôm mẹ, còn mắt thì vẫn… chăm chú nhìn món quà ở tay kia và miệng hỏi không ngớt những câu xung quanh món quà.

Giải mã những "bí ẩn" đằng sau cái ôm của bé với mẹ 2

4. Thấy anh chị bé ôm mẹ thì bé cũng ôm mẹ

Đây có lẽ là kiểu thể hiện tình cảm thường xuyên trong gia đình bạn, khi mà bé muốn mình là người yêu thương mẹ hơn anh (chị, em) của mình. Ví dụ như đứa lớn đang dí dỏm ôm mẹ trò chuyện vì nó đang rất hạnh phúc tìm được bạn mới ở trường, thì đứa bé nhìn thấy vội nhảy chồm lên ôm chặt lấy bạn.

Mức độ thành thật: Những chiếc ôm thế này chỉ chứng tỏ bé chỉ muốn là trung tâm của mọi chú ý, hoặc ít nhất là được mẹ chú ý hơn anh chị của mình. Lúc này mẹ hãy nhìn vào mắt mỗi bé và nói “ bố mẹ đều yêu các con” để tập thói quen cho trẻ không nên chành chọe và biết nhường nhịn mọi người.

5. Bé vừa nằm ôm mẹ vừa xem phim

Thật là tuyệt với cảm giác mẹ con cùng nằm ôm nhau trên ghế sofa và xem những bộ phim ưa thích.

Mức độ thành thật: Thông thường, bé còn nhỏ nên sẽ chỉ chú ý đến những bộ phim và những cái ôm lúc này chỉ là quàng tay qua mẹ và không mang nhiều tình cảm. Tuy nhiên, nếu bộ phim chiếu đến những cảnh làm bé sợ và bé quay ra ôm chặt lấy mẹ thì những cái ôm lúc này thể hiện bé đang sợ sệt và coi mẹ như một người bảo vệ của mình để rồi tin tưởng nằm trong vòng tay ấy. Hoặc nếu phim có những  phân cảnh về tình mẫu tử - khi 2 mẹ con ôm nhau chẳng hạn và bé quay sang ôm mẹ mình, thì xin chúc mừng bạn, bạn có một đứa con nhạy cảm, ngọt ngào và luôn yêu mẹ. Những cái ôm lúc này thể hiện tình cảm chân thực nhất với như một cách bé nói: “Con yêu mẹ rất rất nhiều”.
aFamily

      © 2021 FAP
        1,310,618       337