Sức khỏe

Sơ cứu khi bị đuối nước: Kỹ năng sinh tồn ai cũng nên nắm rõ khi mùa nắng nóng đang đến gần

Việc sơ cứu đúng cách và kịp thời khi có người bị đuối nước vô cùng quan trọng. Thời gian vàng để sơ cứu người bị đuối nước chỉ trong vòng 4 phút.

Đuối nước – Hiện tượng thường gặp vào mùa nắng nóng

Đuối nước là tình trạng rất phổ biến vào mùa nắng nóng. Khi thời tiết trở lên ấm hơn, chúng ta thường hào hứng với những chuyến đi du lịch biển, bơi lội ao hồ, sông ngòi. Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất thích thú khi được vẫy vùng trong nước vào những mùa này. Do đó, trang bị kỹ năng sơ cứu khi bị đuối nước ngay từ bây giờ là vô cùng cần thiết.

Sơ cứu khi bị đuối nước: Kỹ năng sinh tồn ai cũng nên nắm rõ khi mùa nắng nóng đang đến gần - Ảnh 1.

Đuối nước là tình trạng rất phổ biến vào mùa nắng nóng.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), trẻ có thể bị ngạt nước ngay tại nhà do ngã vào xô, chậu nước, bồn cầu… hoặc ngã xuống ao hồ, sông ngòi khi mải chơi, chạy nhảy trên bờ…

Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Ngạt nước khiến nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ dẫn tới thiếu oxy máu và tử vong. Nhiều trường hợp bị ngạt nước được sơ cứu kịp thời nhưng không đúng cách còn để lại di chứng về sau, ảnh hưởng đến khả năng vận động, lời nói và sự phát triển của trẻ.

Sơ cứu khi bị đuối nước: Kỹ năng sinh tồn ai cũng nên nắm rõ khi mùa nắng nóng đang đến gần - Ảnh 2.

Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước.

Do đó, việc sơ cứu đúng cách và kịp thời khi có người bị đuối nước vô cùng quan trọng. Thời gian vàng để sơ cứu người bị đuối nước chỉ trong vòng 4 phút. Nhất là với trẻ nhỏ. Thời gian này, nếu không tích cực nhồi tim, hà hơi thổi ngạt để tăng lượng oxy lên não thì sau 4 phút, trẻ dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Sau 10 phút, trẻ sẽ bị chết não, có cứu được vẫn có khả năng trẻ phải sống đời sống thực vật do di chứng ở não.

Chuyên gia cho biết thêm, việc sơ cứu đuối nước theo cách mẹo truyền miệng như lăn lu đốt lửa, chổng ngược bé lên sốc nước hay vác lên vai chạy cho bé ói nước… cũng rất nguy hiểm. Thông thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không nhiều như mọi người nghĩ. Thậm chí là lượng nước này sẽ được tống ra ngoài sau khi nạn nhân tỉnh lại. Việc thực hiện sơ cứu theo mẹo còn làm chậm thời gian cấp cứu tốt nhất, dẫn đến nguy hiểm cho nạn nhân.

Sơ cứu khi bị đuối nước: Kỹ năng sinh tồn ai cũng nên nắm rõ khi mùa nắng nóng đang đến gần - Ảnh 3.

Việc thực hiện sơ cứu theo mẹo còn làm chậm thời gian cấp cứu tốt nhất, dẫn đến nguy hiểm cho nạn nhân.

Sơ cứu đuối nước đúng cách và kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi thấy nạn nhân bị đuối nước, cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu sau:

Với trẻ nhỏ

- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách, đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí và được giữ ấm.

- Lay gọi trẻ. Nếu trẻ không đáp ứng hoặc quan sát lồng ngực thấy không di động thì có nghĩa là trẻ đã ngừng thở. Lúc này, bạn cần nhanh chóng hô hấp nhân tạo cho trẻ. Cách hô hấp nhân tạo thực hiện như sau:

Đặt trẻ nằm ưỡn cổ, nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hoặc khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở mũi, miệng. Tiếp đó, người cấp cứu thực hiện hà hơi, thổi ngạt.

Sơ cứu khi bị đuối nước: Kỹ năng sinh tồn ai cũng nên nắm rõ khi mùa nắng nóng đang đến gần - Ảnh 4.

Hô hấp nhân tạo là kỹ năng sống giúp người bị đuối nước qua cơn nguy hiểm.

- Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực trong trường hợp nếu sau 5 lần hà hơi, thổi ngạt mà tim trẻ vẫn ngừng đập. Ép tim, thổi ngạt nên làm 5-10 phút. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần 3 giây. Cách thực hiện ép tim ngoài lồng ngực như sau:

Ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương dưới ức phối hợp thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2, tức là sau 30 lần ấn tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt. Nếu cùng lúc có 2 người cấp cứu thì thực hiện theo tỉ lệ 15:1. Lưu ý: Khi thổi ngạt với trẻ nhỏ, người thổi phải áp miệng thật sát vào mũi, miệng trẻ. Đối với trẻ lớn, áp sát miệng vào miệng trẻ và dùng tay bịt mũi để hơi thở đi vào phổi.

Sơ cứu khi bị đuối nước: Kỹ năng sinh tồn ai cũng nên nắm rõ khi mùa nắng nóng đang đến gần - Ảnh 5.

Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực trong trường hợp nếu sau 5 lần hà hơi, thổi ngạt mà tim trẻ vẫn ngừng đập.

- Sau khi tỉnh, trẻ sẽ nôn ra nhiều nước, lúc này bạn cần đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối 2 bên vai, nới rộng quần áo để tránh ngạt thở.

- Chuyển đến cơ sở y tế để thăm khám lại ngay cả khi trẻ có vẻ hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu. Trong quá trình vận chuyển cần tiếp tục các biện pháp sơ cứu nếu cần và đảm bảo sưởi ấm hoặc ủ ấm cho trẻ.

Với người lớn

- Đánh giá đường thở, hô hấp và tuần hoàn: Yêu cầu một người gọi 911 và kiểm tra ABC. Xác định xem người đó vẫn đang thở bình thường và không có vật gì cản trở đường thở. Nếu họ không thở, bắt mạch cổ tay hoặc ở phía bên cổ trong 10 giây.

- Tiến hành hồi sức tim phổi: Nếu không bắt được mạch, tiến hành hồi sức tim phổi. Đặt gót tay lên ngực nạn nhân hoặc đặt chồng hai tay. Ép tim 30 lần với tần số 100 lần/phút. Ấn sâu khoảng 5 cm. Kiểm tra xem nạn nhân đã bắt đầu thở chưa. Lưu ý là không được ấn vào xương sườn.

- Hỗ trợ hô hấp nếu nạn nhân không tự thở được: Bạn có thể hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân như sau: Để cổ nạn nhân ngửa và nâng cằm lên. Kẹp mũi lại, áp miệng vào miệng của nạn nhân và thực hiện 2 lần, mỗi lần 1 giây. Theo dõi để đảm bảo ngực nạn nhân vẫn nở ra bình thường. Hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim.

- Tiếp tục thực hiện việc đó đến khi nạn nhân tự thở hoặc được cấp cứu.

aFamily

đuối nước, sơ cứu đuối nước, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, kỹ năng hô hấp nhân tạo, Biết không thừa


      © 2021 FAP
        1,113,373       772