Sức khỏe

Đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện: Bạn cần phân biệt để sử dụng đúng và hiệu quả

Các loại đường bạn vẫn ăn hàng ngày thực tế có quy trình sản xuất khác nhau, vì thế chúng sẽ có hương vị khác nhau khi kết hợp với các loại thực phẩm. Sử dụng đúng món ăn mới ngon.

Có phải bạn đang muốn biết đáp án cho câu hỏi: Đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện, loại nào tốt nhất cho sức khoẻ? Quy trình sản xuất của chúng thế nào, có sự khác biệt khi kết hợp với các thực phẩm không? Sau đây là thông tin dành cho bạn.

Trong ngành dinh dưỡng, có một câu nói đã trở thành nổi tiếng đó chính là, đường trắng làm bốc hoả, đường tinh luyện giúp hạ hoả và đường nâu bổ huyết, ấm dạ dày. Nói như vậy có nghĩa là con người đã đặt tên và xếp vị trí cho các loại đường từ những tác dụng của nó.

Do giá tiền và hình thức màu sắc khác nhau giữa 3 loại đường, nhiều người thật sự không biết về mặt dinh dưỡng thì chúng khác nhau ra sao, loại nào sẽ tốt nhất cho sức khoẻ.

Đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện: Vốn là "con cùng một mẹ"

Dù là loại đường nào, vốn cũng xuất thân từ cây mía, chiết xuất từ mật mía hoặc củ cải đường hoặc thực vật có vị ngọt mà ra, chúng đều gọi chung là đường mía.

Đường nâu: Chế biến đơn giản, dùng đường mía hoặc đường từ nước củ cải đường, sau khi ép lọc lấy nước/mật loại bỏ bã, nấu chín và cô đặc thành đường nâu.

Đường trắng: Sử dụng đường nâu đã sản xuất ở quy trình trên, tiếp tục xử lý thanh lọc và tẩy trắng, loại bỏ tạp chất và tạo ra sản phẩm đường trắng.

Đường tinh luyện: Sau quy trình sản xuất đường trắng, người ta tiếp tục làm nguyên liệu đầu vào cho đường tinh luyện, làm ra những hạt đường kết tinh trong suốt hơn, sau đó chia ra thành nhiều loại đường tinh chế khác nhau, hạt to hạt nhỏ…

Đều xuất phát từ một nguồn, nhưng quá trình sản xuất khác nhau sẽ tạo ra những loại đường có hình thức đẹp xấu khác nhau.

Đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện: Bạn cần phân biệt để sử dụng đúng và hiệu quả - Ảnh 1.

Đường nâu có bổ máu như lời truyền miệng?

Chúng ta thường nghe nói rằng, thiếu máu là do thiếu sắt gây ra, vì vậy không thể làm gì bổ máu mà chỉ bổ sung sắt, tức là chỉ có thể bổ sung sắt để sắt tạo ra máu. Nhưng thực sự đường nâu có hàm lượng sắt rất thấp, tỉ lệ hấp thụ cũng không cao.

Việc ăn đường nâu không bằng ăn thêm ít miếng thịt động vật. Ăn đường nâu trong thời gian dài, không những không bổ máu mà còn gây ra tăng cân.

Mỗi ngày hãy nhớ không được phép ăn quá 50g đường, tốt nhất là hạn chế ở mức dưới 25g. Đường ở đây được hiểu là tất cả các loại đường, bao gồm đường nâu, đường trắng, đường tinh luyện hay đường trắng mềm.

Đường nâu có giàu dinh dưỡng hơn đường trắng không?

Đường nâu và đường trắng đều là nguồn thực phẩm có năng lượng cao, thành phần dinh dưỡng chính của đường vẫn là mật mía, mặc dù đường nâu chứa một lượng nhỏ chất fructose và glucose, nhưng trên thực tế không có sự khác biệt lớn giữa chúng.

Do quy trình sản xuất đường nâu có tỉ lệ tinh chế thấp nên vẫn giữ được nhiều thành phần của mật mía, vì thế chúng vẫn còn giữ lại được một lượng nhỏ các chất lượng vi lượng như canxi, kali, sắt và các nguyên tố vi lượng khác.

Tuy nhiên, đừng quên rằng đường nâu chứa thành phần quan trọng nhất là mật mía, có nghĩa là các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng khác ít, ít hơn so với đường trắng.

Bạn muốn bổ sung các nguyên tố vi lượng thông qua đường nâu? Cách tốt hơn là nên ăn một ít trái cây .

Đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện: Bạn cần phân biệt để sử dụng đúng và hiệu quả - Ảnh 2.

Sự khác biệt lớn nhất giữa các loại đường chính là hương vị khác nhau khi nấu ăn

Nếu dùng đường đúng cách, chọn loại đường phù hợp với từng loại thực phẩm, thì sẽ làm cho món ăn trở nên ngon hơn, hương vị món ăn sẽ có sự khác biệt.

Đường trắng: Mặc dù không ngọt như đường nâu, nhưng độ tinh khiết tương đối cao, hương vị thuần khiết, thích hợp làm cho những món ăn tươi và ngon hơn, ví dụ nấu trứng gà thêm chút đường, trứng sẽ mềm hơn và bóng mượt.

Đường nâu: Có hương vị mật mía đặc trưng, có thể dùng để nấu chè, hầm các loại đậu, làm các loại bánh sẽ có hương vị khác biệt và tuyệt vời.

Đường tinh luyện: Có hương vị ngọt ngào hơn, khi nấu canh, rau hoặc các món ăn hàng ngày, thêm chút đường tinh luyện thì mùi vị và cảm giác khi ăn sẽ ngon hơn, nhìn món ăn sẽ mềm mướt hơn.

*Theo Health/TT

aFamily

cách phân biệt các loại đường, tác dụng của đường, đường trắng, đường nâu, đường tinh luyện


      © 2021 FAP
        1,113,416       732