Cô gái 20 tuổi đã và đang phải trải qua những tháng ngày đau khổ khi mắc bệnh rối loạn thần kinh hiếm gặp, khiến cô ấy không tự kiểm soát giấc ngủ của mình, thậm chí có thể chết mỗi khi khóc hoặc cười.
Sam Hart, 20 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh Narcolepsy, hay còn gọi là chứng ngủ rũ. Đây là bệnh rối loạn não hiếm gặp, tức là não sẽ không thể điều chỉnh việc ngủ và thức dậy như bình thường, chúng khiến người bệnh đột nhiên rơi vào giấc ngủ mà không được cảnh báo trước hoặc bị tê liệt nhất thời (mất kiểm soát cơ bắp). Không những thế, Sam còn bị mắc chứng bệnh tự kỷ và bị lo lắng nghiêm trọng, cô không thể uống thuốc vì những rối loạn của mình vì tác dụng phụ của thuốc sẽ khiến cô không thể kiểm soát hành vi dẫn đến việc đâm người khác và bắt đầu hoảng loạn.
Sam Hart, 20 tuổi bị chấn đoán mắc bệnh Narcolepsy, hay còn gọi là chứng ngủ rũ. (Ảnh: Internet)
Sam đang được chăm sóc bởi người mẹ Angie, 44 tuổi đến từ Luhot. Được biết, Sam ngủ 7 lần trong một ngày, tổng cộng 21 tiếng đồng hồ và thức dậy với ký ức trống rỗng trước đó, hay thậm chí cô còn sợ hãi khi đi tắm. Mẹ Sam cho biết: “Thực sự không còn lối thoát cho con bé được sống. Nó gần 21 tuổi nhưng không thể làm bất cứ việc gì. Đáng lẽ nó cần phải hưởng thụ những điều mà ở độ tuổi nó xứng đáng được có”.
Cô Angie và chồng Earl, 52 tuổi đã cùng nhau chăm sóc Sam. Họ nói rằng đang cố gắng kiếm tiền để lắp đặt ánh sáng đặc biệt trong căn phòng để giúp cô thay đổi tâm trạng. Được biết, căn bệnh này đã ảnh hưởng đến khoảng 30.000 người ở Anh. Nói về tình trạng của con gái, cô Angie chia sẻ: “Con bé hoàn toàn không có được một cuộc sống bình thường. Sam sẽ thức dậy vào 10 giờ tối và tỉnh táo trong khoảng 3 giờ, còn lại thì nó sẽ chìm vào giấc ngủ. Nếu tôi nói với mọi người con bé bị mắc chứng ngủ rũ, họ sẽ thông cảm.
Sam ngủ liên tục 7 lần trong một ngày và ngủ tối đa 21 tiếng. (Ảnh: Internet)
Nhưng nếu khi con bé ngủ ở nơi công cộng mà bị thức giấc nửa chừng sẽ khiến mọi người nhìn chằm chằm vào nó. Sam đã thử 4 loại thuốc khác nhau, nó phải dừng lại vì tác dụng phụ của thuốc khiến cho sức khỏe tinh thần của Sam tồi tệ hơn. Nó khiến cho con bé nóng nảy và muốn đâm mọi người, và những suy nghĩ trong đầu sẽ thúc đẩy con bé làm những việc tồi tệ. Một đứa đáng thương như Sam có rất nhiều khó khăn về sức khỏe”.
Nói về những khát vọng của một người mẹ khi đối mặt với bệnh tình của con, cô Angie nói: “Hy vọng lớn nhất của chúng tôi chính là một cuộc hẹn với bác sĩ thần kinh vào tháng 3 này, người mà chúng tôi luôn cầu nguyện có thể làm được điều gì đó cho con bé. Nhưng cơn ngủ rũ của Sam chỉ kéo dài khoảng 10 phút nhưng chúng thường xuyên xảy ra, vì vậy con bé không thể ra ngoài một mình. Khi chẳng may con bé bị bất tỉnh sẽ khiến nó dễ bị tổn thương.
Tác dụng phụ của thuốc sẽ khiến Sam rơi vào tình trạng hoảng loạn, thậm chí đâm người khác. (Ảnh: Internet)
Thậm chí chúng tôi sợ rằng con bé đi tắm vì có thể rơi vào trạng thái mất ý thức và chết đuối. Chúng tôi cũng được cảnh báo rằng con bé có thể bị mộng du, vì vậy tôi chỉ hy vọng và cầu nguyên cho các bác sĩ thần kinh học có thể tìm ra thứ gì đó để giúp được nó”.
Cô Angie cho biết, lần đầu tiên nhận thấy những triệu chứng của Sam khi cô còn đi học. Angie nói: “Con bé thường ngủ trong lớp và cô giáo đã hỏi tôi khi nào con bé đi ngủ. Tôi nói rằng vào khoảng 9 tối, giống như những đứa trẻ khác. Lúc đó tôi không hiểu tại sao cô giáo lại hỏi tôi như thế. Bây giờ tôi mới biết được con tôi thường thức dậy rất nhiều vào ban đêm nhưng con bé thường im lặng và tôi không hề nhận ra được điều đó.
Bố mẹ hy vọng bác sĩ thần kinh có thể giúp được cho cô ấy. (Ảnh: Internet)
Con bé từng bị cho là lười biếng và không tập trung vào việc học, nhưng trên thực tế là Sam ngủ quên. Con bé được phát hiện bệnh vào năm nó 15 tuổi sau khi ngủ thiếp trên sàn nhà khiến cả nhà hỗn loạn. Lúc đó nó rất đáng sợ nhưng sau đó tôi hỏi thì con bé không nhờ gì cả”.
(Nguồn: Dailymail)
rối loạn thần kinh, chứng ngủ rũ, tác dụng phụ, sức khỏe tinh thần, bác sĩ thần kinh