Dưới đây là một số lời khuyên tuyệt vời có thể giúp bạn dễ dàng có vòng eo thon, đẹp mà vẫn khỏe mạnh.
Đã là phụ nữ không ai là không muốn có chiếc eo thon, không phải chỉ để mặc quần áo đẹp hơn mà còn để tự tin trong mọi hoàn cảnh. Nhưng dù tập một loạt các bài gập bụng liệu có tác dụng không?
Không phải bài tập nào cũng có tác dụng làm cho bụng bạn thon hơn.
Trong thực tế, có một số bài tập bụng lại thực sự làm cho vùng thắt lưng của bạn to lên chứ không giảm đi. Làm thế nào để tránh những sai lầm và lựa chọn những bài tập phù hợp tìm hiểu để có thể đạt được kết quả thu gọn vòng eo như ý muốn?
Dưới đây là một số lời khuyên tuyệt vời có thể giúp bạn dễ dàng có vòng eo thon, đẹp mà vẫn khỏe mạnh.
Điều gì ảnh hưởng đến hình dáng cơ thể?
Thật vậy, vòng eo của mỗi người phụ thuộc vào vóc dáng của họ. Tùy thuộc dáng vóc của bạn là "đồng hồ cát" hoặc "hình quả lê", có thể bạn sẽ vẫn có vóc dáng như vậy ngay cả khi tăng cân. Những người có vóc dáng "hình chữ nhật" hay "hình quả táo" khi thừa cân thường có xu hướng cân đối ở phần thân trên.
Vòng eo của mỗi người phụ thuộc vào vóc dáng của họ.
Các huấn luyện viên nói chung đều thừa nhận 3 điều này có hại cho vòng eo của bạn cho dù bạn có vóc dáng thế nào đi nữa:
- Tăng cân
- Nhô bụng ra phía trước
- Tư thế xấu
Vòng eo khỏe mạnh không tự xuất hiện, đó là kết quả của việc chăm sóc tốt cho cơ thể. Nhưng có những cách để làm cho nó quyến rũ hơn tùy thuộc vào cách bạn chọn để ăn mặc.
Tư thế xấu là một trong những lý do khiến bụng bạn to hơn.
Lấy lại vòng eo
Để lấy lại vòng eo, hầu hết chúng ta nghĩ ngay đến việc phải tập luyện với các cơ bụng. Nhưng bạn cần biết rằng, tập luyện như vậy cũng không hoàn toàn có thể loại bỏ hết lớp mỡ thừa. Do đó, cần phải kết hợp với việc ăn uống lành mạnh có lựa chọn, giảm lượng calo tiêu thụ.
- Cân bằng dinh dưỡng
- Tập các bài tập tim mạch
Tập luyện kết hợp với ăn uống là cách tốt nhất để giảm eo.
Điều quan trọng cần nhớ là không phải tất cả các bài tập bụng đều hữu ích cho thắt lưng. Trong thực tế, một số bài tập thực sự có thể làm cho số đo vòng bụng tăng lên. Chính vì vậy, để có vòng eo gọn gàng, bạn cần phải chú ý đến cơ bụng và chọn đúng các bài tập phù hợp.
5 bài tập hiệu quả cho bạn một eo nhỏ hơn
Thời gian tốt nhất để luyện tập là vào buổi sáng và bạn nên thực hiện các bài tập này 3-4 lần/tuần.
1. Động tác Vacuum (hút chân không)
- Nằm trên sàn, chân được uốn cong ở đầu gối, tay đặt 2 bên cơ thể, lòng bàn tay úp xuống.
- Hít một hơi thật sâu, thở ra bằng miệng thoát khí ra khỏi phổi càng nhiều càng tốt trong khi hóp thành bụng phía trước vào xương sống.
- Giữ tư thế này trong 15 giây và đẩy bụng ra.
- Dần dần, bạn có thể tăng thời lượng lên tới 1 phút miễn là thoải mái.
- Làm 3-4 lần thì nghỉ.
Thời lượng tập luyện: 2 phút trở lên.
Lưu ý: Bạn nên tập bài tập này khi đói.
Những người không khỏe hoặc có vấn đề về dạ dày cần phải cẩn thận trong khi thực hiện các bài tập "hút chân không" này. Bài tập này làm tăng áp suất trong ổ bụng và có thể ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong bụng. Bài tập thể dục này được chống chỉ định cho những người bị bệnh hen suyễn, thoát vị thận và bệnh tim.
2. Bending forward/backward (Cúi người về trước/sau)
- Đứng thẳng trên sàn, chân rộng bằng vai.
- Cúi đầu về phía trước để bạn có thể chạm vào sàn nhà và ở lại vị trí này trong một thời gian. Sau đó uốn cong tay lại giữ vào phần eo.
- Làm 15-20 lần thì nghỉ.
Thời lượng tập luyện: 2 phút trở lên.
Lưu ý: Bài tập này có tác dụng kéo giãn cơ bắp, hữu ích cho những người có vấn đề với vùng thắt lưng ở lưng, đau đầu kinh niên hoặc tăng áp lực nội sọ.
3. "Boxing" twists (Xoắn người đấm bốc)
- Nằm xuống sàn, hơi uốn cong đầu gối.
- Nâng phần trên của bạn khỏi sàn và nhanh chóng trở lại vị trí ban đầu.
- Làm 3 hiệp, mỗi hiệp 12-15 lần.
Thời lượng tập luyện: 2 phút trở lên.
Lưu ý: Bài tập này có tính năng là tốc độ nhanh nên cần đảm bảo các cơ bụng không thư giãn trong khi đang tập. Những người bị các vấn đề về viêm dạ dày hoặc thấp khớp, hoặc các bệnh của túi mật không nên tập. Những người có vấn đề về hô hấp và/hoặc hệ thống tim mạch cũng cần hết sức chú ý và tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi tập.
4. Plank (Động tác Tấm ván)
- Nằm úp, khuỷu tay chống trên sàn, vuông góc với vai. Giữ cơ thể thẳng từ đầu, gáy, mông đến gót chân.
- Giữ tư thế này từ 20-60 giây, lặp lại 2-3 lần, mỗi lần 30 giây.
Thời lượng tập luyện: 2 phút trở lên.
Lưu ý: Giữ lưng và chân của bạn thẳng mà không bị chùng xuống hoặc cong.
Bạn nên thay đổi các hình thức khác của bài tập này khi thực hiện bài tập. Động tác đầu tiên có thể được thực hiện trên tay, thứ hai trên khuỷu tay, thứ ba có thể là một Tấm ván nghiêng.
Bạn không nên tập động tác này trong trường hợp mới mổ lấy thai (dưới 6 tháng) hoặc mới phẫu thuật, có vấn đề với gân, viêm nội tạng hoặc các vấn đề về tim và mạch máu.
5. Side stretching (Căng giãn)
- Đứng thẳng với chân cách nhau 30-35 cm, giữ tay trên hông.
- Hít vào, thở ra, kéo bụng của bạn vào giữ một vị trí như thể bạn đang ngồi. Để cánh tay trái dọc theo cơ thể, trùng chân phải và kéo cánh tay phải thẳng ra cùng 1 bên.
- Uốn cong cơ thể của bạn ở bên phải, giữ trong 8 giây ở vị trí này. Đảm bảo rằng bạn không uốn cong chân phía sau.
- Làm 2-3 lần cho mỗi bên.
Thời lượng tập luyện: 1 phút.
Lưu ý: Bạn nên cẩn thận với bài tập căng giãn nếu bạn bị cao huyết áp, các vấn đề với khớp hoặc viêm các cơ quan nội tạng.
Bạn hãy tập luyện và lựa chọn bài tập nào tốt nhất cho mình nhé.
Theo SideB
vòng eo thon thả, vòng eo thon gọn, bài tập cho eo thon, bài tập giữ dáng, bí quyết giữ dáng