Sức khỏe

"Quái vật" mụn đầu đen mọc trong tai và hóa ra lý do lại là thói quen rất nhiều người mắc

Cuối cùng chúng ta cũng biết lý do vì sao mụn đầu đen xuất hiện ở một vị trí kỳ lạ như trong lỗ tai.

Con người có những sở thích rất kỳ lạ. Chẳng ai thích bản thân bị mụn, nhưng lại cực kỳ thích xem... nặn mụn.

Và nếu là "fan" của những pha nặn mụn kinh điển trên Youtube, bạn sẽ hiểu rằng những cái mụn khổng lồ ấy có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, bao gồm cả trong lỗ tai của chúng ta.

Tuy nhiên, lý do vì sao chúng ta lại có mụn ở một vị trí kỳ lạ như lỗ tai, bạn có biết không? Đáp án hóa ra đơn giản đến bất ngờ: chính là vì thói quen đeo tai nghe quá nhiều.

 Quái vật mụn đầu đen mọc trong tai và hóa ra lý do lại là thói quen rất nhiều người mắc - Ảnh 1.

Trong xã hội hiện đại, đeo tai nghe đã trở thành một thói quen khó từ bỏ của rất nhiều người. Nó loại bỏ các tạp âm xung quanh, giúp chúng ta chìm đắm vào một khoảng không gian của riêng mình và không làm phiền đến người khác.

Nhưng khi đeo tai nghe quá lâu, mọi chuyện sẽ khác. Về cơ bản, đôi tai là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể. Chỉ một vết xước nhỏ tại màng nhĩ là đủ để gây ra tổn thương rất lớn rồi.

Thế nên để bảo vệ tai, thời lượng và âm lượng khi sử dụng tai nghe đều phải khống chế ở mức vừa phải. Và đặc biệt, nếu như đeo quá lâu, chúng có thể làm tăng nguy cơ hình thành mụn đầu đen trong tai.

 Quái vật mụn đầu đen mọc trong tai và hóa ra lý do lại là thói quen rất nhiều người mắc - Ảnh 2.
 Quái vật mụn đầu đen mọc trong tai và hóa ra lý do lại là thói quen rất nhiều người mắc - Ảnh 3.

Giống như mọi bộ phận khác, phần da tai cũng có các tuyến với khả năng tiết ra dầu, gây bít kín lỗ chân lông và tạo ra mụn. Theo số liệu của Viện da liễu Hoa Kỳ, có khoảng 50 triệu người Mỹ từng phải vào viện để xử lý mụn đầu đen.

Với tai nghe, sau một thời gian sử dụng, các rung động của màng loa sẽ khiến bụi rác bẩn bám vào đó. Chúng chính là nguyên nhân tạo ra mụn trong tai.

Để tai không bao giờ xuất hiện mụn quái vật, cách tốt nhất là hạn chế thời lượng sử dụng. Ngoài ra, bạn cần vệ sinh tai nghe thường xuyên. Hãy sử dụng vải hoặc bông, kèm theo chất tẩy rửa nồng độ nhẹ để tránh gây kích ứng cho tai.

Ngoài ra, hãy nhớ đừng ngâm tai nghe vào nước nhé!

Tham khảo: V.T, Independent

aFamily

mụn đầu đen, bộ phận nhạy cảm, Lỗ chân lông, chất tẩy rửa


      © 2021 FAP
        923,127       772